CHỮA TUỶ

CHỮA TUỶ
Ngày đăng: 02/05/2024 04:13 PM

    1. ĐIỀU TRỊ TỦY LÀ GÌ?

    Điều trị tủy là lấy bỏ phần tủy răng - một loại mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng sau khi chúng đã bị hủy hoại, bị bệnh hay chết, và trám bít lại bằng chất liệu nha khoa chuyên dụng. Điều trị tủy giúp giữ được răng bị tổn thương thay vì nhổ bỏ như trước đây. Một khi tủy đã bị nhiễm trùng hay đã chết, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến viêm quanh cuống, hình thành nang ở chóp chân răng trong xương hàm, tạo thành áp xe. Áp-xe có thể phá hủy cấu trúc xương quanh răng và gây đau nhức thậm trí là gây nhiễm trùng máu.

    Điều trị tủy răng - Bác sĩ Nha Khoa

    ĐIỀU TRỊ TỦY

    2. NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ TỦY SẼ GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

    Nếu tuỷ răng hư tổn và người bệnh không điều trị tuỷ một cách kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải một số vấn đề sau:

    • Đau nhức khó chịu, giảm khả năng ăn nhai của người bệnh

    • Tuỷ hoại tử lâu ngày gây tình trạng viêm nhiễm, gây tiêu xương, lung lay răng dẫn tới tình trạng mất răng.

    • Có thể gặp một số biến chứng khác nếu không điều trị kịp thời: nang chân răng, nhiễm trùng máu, hoại tử hàm mặt…

    3. NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP GÂY TỔN THƯƠNG MÔ TỦY RĂNG

    • Sâu răng lâu ngày không điều trị, vi khuẩn qua vùng tổn thương đi vào gây nhiễm trùng tuỷ răng.

    • Răng bị mòn, mẻ vỡ, nứt gãy.

    • Chấn thương răng gây đứt mạch máu nuôi dưỡng tuỷ răng.

    • Viêm quanh răng do bệnh lý nha chu gây viêm tuỷ ngược dòng.

    TỦY RĂNG TỔN THƯƠNG

    4. TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI TỦY RĂNG TỔN THƯƠNG

    Ở những răng có một trong những tổn thương nêu trên và đi kèm những biểu hiện sau, chúng ta sẽ nghĩ tới việc tuỷ răng bị hư tổn:

    • Cơn đau nhức kéo dài, thường đau nhiều về đêm, lan toả những vùng lân cận hoặc nữa mặt cùng bên

    • Đau nhức khi ăn nhai, có kích thích cơ học, kích thích nóng lạnh…

    • Xuất hiện lỗ rò chảy dịch mủ vùng lợi tương ứng chóp răng thương tổn.

    Có những trường hợp tuỷ răng tổn thương một cách âm thầm trong thời gian dài, vì vậy mọi người nên đi khám, kiểm tra răng miệng định kì để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý tuỷ.

    5. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRỊ TỦY

    Những trường hợp được chỉ định điều trị tuỷ răng thường là rang đã bị tổn thương nặng, răng sữa chưa đến tuổi thay, răng vĩnh viễn chưa có chỉ định nhổ, khi tuỷ răng bị tổn thương nên được chỉ định điều trị tuỷ để giữ và duy trì chức năng của răng lâu dài.

    Cần chú ý hơn ở những người già, người không đảm bảo sức khoẻ điều trị trên ghế, những người có bệnh lý toàn thân.

    6. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CHỮA TUỶ RĂNG

    • Để quá trình điều trị tủy mang lại kết quả như mong muốn, bạn có thể mất một hay nhiều lần hẹn tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của tủy răng bạn.

    • Trong trường hợp bạn phải tiến hành nhiều buổi điều trị tủy thì giữa các lần điều trị đó, bạn sẽ có thể gặp cảm giác đau. Lúc đó, bạn hãy báo bác sĩ ngay để bác sĩ có thể xử trí cơn đau cho bạn nhé.

    LƯU Ý SAU KHI CHỮA TUỶ RĂNG

    7. NHỮNG LƯU Ý SAU KHI CHỮA TUỶ RĂNG

    • Hạn chế ăn nhai bằng chiếc răng vừa điều trị cho tới khi phục hồi thân răng trở lại. Bởi vì răng được điều trị lúc này giòn và dễ gãy hơn răng khỏe mạnh.

    • Nên vệ sinh răng sạch sẽ và cẩn thận. Ngoài ra, sau khi ăn bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa để đảm bảo việc làm sạch phát huy hiệu quả tốt nhất.

    • Bạn có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên với đồ ăn quá cứng, bạn nên hạn chế ăn nhai ở phía có răng điều trị tủy.

    Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.

    NHA KHOA TULIP

    • Hotline : 0989 298 292 - 0937 10 2346

    • Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh 

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng