NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ NHIỆT MIỆNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ HIỆU QUẢ

NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ NHIỆT MIỆNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ HIỆU QUẢ
Ngày đăng: 04/05/2024 09:44 AM

    Nhiệt miệng là gì, biểu hiện như thế nào?


                                                                                                   Trẻ bị nhiệt miệng

    Nhiệt miệng  ở trẻ em là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trẻ dễ bị lở loét niêm mạc miệng, đau, nóng rát trong khoang miệng, miệng khô và hôi, lưỡi đỏ,... Bé bị nhiệt miệng lưỡi có biểu hiện là trong miệng của trẻ đột nhiên xuất hiện một vài đốm trắng hình tròn hoặc bầu dục, kích thước ban đầu khoảng 1 - 2mm, sau lớn dần lên tới khoảng 8 - 10mm. Vài ngày sau, các đốm này vỡ bọc nước, gây viêm loét miệng.

    Những vết loét thường xuất hiện ở mọi vị trí trong miệng, lưỡi hoặc trên nướu răng của trẻ nên khi ăn cay hoặc mặn thì bé sẽ bị đau vết loét. Thậm chí, nhiều trẻ không thể ăn uống được gì cho tới khi các triệu chứng giảm bớt. Trẻ hay bị nhiệt lưỡi, miệng thường khó chịu, quấy khóc và biếng ăn, miệng chảy nhiều nước dãi. Thậm chí, nếu vết viêm loét nặng thì bé có thể bị sốt, đi kèm nổi hạch cổ, nướu răng bị sưng và chảy máu.

    Nhiệt miệng ở trẻ em là do đâu?

    Nhiệt miệng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân. Trong đó có thể nhắc đến một số những nguyên nhân chính sau:


                                                                                                     Trẻ bị nhiệt miệng lưỡi

    – Nguyên nhân gây ra các vết loét thường là cơ thể bị nóng. Cơ thể bé bị thiếu nước phát ra nhiệt và gây loét niêm mạc miệng.

    – Trong khi ăn, trẻ lỡ cắn vào bên trong má đẫn đến nhiễm trùng gây viêm loét trong khoang miệng.

    Bệnh tay – chân – miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh nhiệt miệng ở trẻ em.

    Trẻ bị thiếu dinh dưỡng hoặc chế độ dinh dưỡng của trẻ không đúng cách. Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.

    – Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng cũng có thể bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách của trẻ.

    Dù là nguyên nhân gì gây nhiệt miệng ở trẻ em thì cũng làm cho trẻ đau rát, khó chịu dẫn đến tình trạng quấy khóc, bỏ ăn. Có thể khiến trẻ sút cân, suy dinh dưỡng. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu của bệnh, cha mẹ nên có những phương pháp điều trị kịp thời.

    Những biểu hiện nhiệt miệng ở trẻ em 

    – Xuất hiện một hoặc nhiều đốm màu trắng hoặc ngà có kích thước nhỏ, hơi mọng nước. Nếu không được điều trị sớm, vài ngày sau những đốm nhỏ này đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.

    – Trẻ quấy khóc, lười ăn, thậm chí là bỏ bữa dẫn đến sút cân.

    – Miệng chảy nhiều nước dãi.

    – Nếu bị nặng có thể gây sốt ở trẻ

    Chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng mẹo dân gian

    Mật ong

    Theo kết quả từ nhiều công trình nghiên cứu cho thấy. Dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn. Vì vậy khi bé bị nhiệt miệng, bạn có thể dùng mật ong để chữa bệnh. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Mật ong trong miệng sẽ tác động trực tiếp lên chỗ bị nhiệt và tiêu diệt các loại vi khuẩn trong miệng. Đây là phương pháp trị nhiệt miệng bằng mẹo dân gian và được áp dụng rất nhiều.

    Lưu ý: Cha mẹ không sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng cho trẻ dưới 1 tuổi.

    Cà chua sống

    Với cách chữa nhiệt miệng ở trẻ em này, bạn hãy dùng cà chua sống và cho trẻ nhai trực tiếp. Đây là cách làm rất công hiệu trong trường hợp trẻ bị nhiệt miệng. Hoặc cha mẹ có thể cho bé ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các vết lở loét, nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.

    Hạt rau mùi

    Hạt rau mùi là nguyên liệu trị nhiệt miệng rất dế tìm kiếm, loại hạt này có tính sát khuẩn, trị hôi miệng và nhiệt miệng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước và cho bé dùng súc miệng từ 3 đến 4 lần/ngày. Cách chữa nhiệt miệng này rất đơn giản. Chỉ trong 2 ngày tình trạng đau đớn, khó chịu ở trẻ sẽ được chấm dứt.

    Củ cải trắng
     

    Củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có tính bình, vị ngọt. Củ cải có công dụng chữa một số loại bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa… Bên cạnh đó, củ cải còn có được biết đến là một trong những cách chữa nhiệt miệng ở trẻ em rất hiệu quả. Bạn chỉ cần giã nát củ cải trắng rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, cho bé súc miệng ngày 3 lần. Chỉ sau 2 thực hiện, những vết nhiệt miệng sẽ thuyên giảm đáng kể.

    Cây cỏ mực kết hợp với mật ong

    Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, trong khi đó mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển, sự kết hợp của cỏ mực và mật ong sẽ giúp trị nhiệt miệng ở trẻ rất hiệu quả. Bạn chỉ cần rửa sạch lá cỏ mực, sau đó giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm bôi vào chỗ sưng đau, lở loét ở trẻ. Ngày bôi 2 – 3 lần để nhanh chóng “thổi bay” chứng bệnh khó ưa này.

    Đưa đến nha khoa thăm khám

    Cách trị nhiệt miệng cho trẻ nhỏ bằng phương pháp dân gian có một ưu điểm là rất dễ thực hiện và đây đều là những nguyên liệu phong phú, dễ tìm. Tuy nhiên khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt, bé bị viêm loét miệng họng, bạn cần đứa trẻ đến trung tâm nha khoa uy tín để trẻ được thăm khám, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những tiến triển ngày càng xấu của bệnh.

    Phòng ngừa tình trạng trẻ hay bị nhiệt miệng như thế nào?

    Để phòng ngừa nguy cơ tái phát nhiệt miệng ở trẻ, các bậc phụ huynh nên chú ý:

    • Cho trẻ sử dụng kem đánh răng không chứa natri lauryl sunfat;
    • Khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng hằng ngày thật sạch sẽ . Nên cho bé sử dụng bàn chải đánh răng mềm, hướng dẫn bé không đánh răng quá mạnh. Với trẻ nhỏ hơn, cha mẹ có thể dùng rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng của bé thật nhẹ nhàng;
    • Kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng với món ăn nào hay không, nếu có thì cần loại bỏ món ăn đó ra khỏi thực đơn của bé;
    • Đảm bảo trẻ có một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất với đầy đủ các nhóm rau xanh, trái cây và ngũ cốc;
    • Thiết lập thói quen tốt cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày như nghỉ ngơi đúng giờ, không thức khuya, không ăn quá no,... Đồng thời, nên tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày để làm sạch khoang miệng hiệu quả;

    Nếu trẻ hay bị nhiệt miệng, đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không có hiệu quả hoặc trẻ có các triệu chứng khác như sốt, phát ban,... thì cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay để được phát hiện và điều trị sớm, đảm bảo bé có một sức khỏe tốt.

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng