NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TRÁM RĂNG BỊ NHỨC

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TRÁM RĂNG BỊ NHỨC
Ngày đăng: 03/05/2024 12:01 AM

    1. CÁC TRƯỜNG HỢP TRÁM RĂNG BỊ NHỨC 

    1.1 Trám răng xong bị nhức 

    Trám răng xong bị nhức là biểu hiện rất thường thấy. Do lúc này thuốc tê mới hết tác dụng, nên tình trạng đau nhức, ê buốt sau khi trám răng là điều không thể tránh khỏi.

    Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi sau 1-2 ngày, khi vật liệu trám bắt đầu tương thích với răng thật thì bạn sẽ không còn đau hay ê buốt.

    Răng trám lâu năm bị nhức phải làm sao?

    1.2 Răng trám lâu ngày bị nhức 

    Trường hợp răng trám lâu ngày bị nhức, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay. Rất có thể răng của bạn đang bị kích ứng, tổn thương hoặc vật liệu trám đã mòn, khiến vi khuẩn xâm lấn vào bên trong tủy răng.

    2. NGUYÊN NHÂN TRÁM RĂNG BỊ NHỨC 

    Trám răng xong bị nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như: tay nghề bác sĩ chưa cao, chất liệu trám không chất lượng hoặc bởi cách chăm sóc răng không tốt.

    2.1 Do tay nghề bác sĩ không cao 

    Tay nghề bác sĩ không cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến sau khi trám răng bị nhức. Việc bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật có thể khiến miếng trám bị đứt hoặc không nằm đúng vị trí cần trám, dẫn đến sâu răng không được điều trị triệt để và phần mô răng vẫn tiếp xúc với môi trường axit, dẫn đến ê buốt, đau nhức.

    Ngoài ra, nếu răng sâu cần lấy tủy nhưng bác sĩ chưa xử lý hết, vệ sinh khoang sâu chưa sạch thì bệnh lý vẫn tiếp tục diễn ra, lâu dần gây sưng đau, khó chịu.

    Top những lưu ý khi trám răng thẩm mỹ - Nha Khoa ArtDentist

    2.2 Do chất liệu trám không chất lượng 

    Chất liệu trám cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có bị đau nhức sau khi trám răng xong hay không. Bỏ qua yếu tố chất lượng, nhiều nha khoa chạy theo lợi nhuận nên sử dụng chất liệu trám trôi nổi, không rõ nguồn gốc, dẫn đến kích ứng răng miệng của khách hàng.

    2.3 Do khách hàng chăm sóc răng không tốt 

    Sau khi trám răng, nếu khách hàng không có chế độ chăm sóc tốt thì răng trám rất dễ bị đau nhức. Đặc biệt, nhiều trường hợp nhai đá, sử dụng thức ăn dai, cứng,… sẽ dễ làm răng bị bong tróc miếng trám.
    cosmetic dentistry Archives | Golden Smiles Dental

    3. CÁCH ĐIỀU TRỊ TRÁM RĂNG BỊ NHỨC 

    Sau khi trám răng, trong những ngày đầu bạn nên thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ như:

    • Ngày đầu tiên, sử dụng túi đá chườm ở vùng má có răng trám, giúp giảm thiểu tình trạng ê buốt. Sau khoảng 3-4 ngày có thể sử dụng túi nóng để chườm.
    • Tốt nhất nên sử dụng thức ăn loãng, mềm, dễ nhai để vết trám ổn định, răng mới trám không phải hoạt động quá nhiều.
    • Trường hợp sau khi trám răng đã lâu mà bị nhức thì nên đến nha khoa để thăm khám. Tùy theo tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý hợp lý.

    Hàn răng có đau không? Lời khuyên từ chuyên gia khi trám răng  

    Vừa rồi là những thông tin về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tinh trạng trám răng bị nhức. Để vết trám có thể bền đẹp ngoài, bạn cần nên tìm hiểu về vật liệu trám và trình độ tay nghề của nha sĩ. Bên cạnh đó, cần chú trọng cả khâu chăm sóc răng miệng sau này để tránh xảy ra tình trạng bong tróc hay đổi màu vị trí trám nhé. Nếu còn gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Nha khoa Tulip để được tư vấn miễn phí.

    NHA KHOA TULIP
    Hotline : 098 929 8292 - 0931 776 766
    Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh.
     

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng