Sâu răng là gì?
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phá hoại cấu trúc của răng tạo thành những lỗ trên bề mặt răng. Sâu răng có thể diễn ra ở bề mặt thân răng hoặc chân răng, tiến triển từ từ qua men răng, ngà răng và nặng nhất là xâm nhập và phá hoại tủy.
Sâu răng nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng và đối với những ca nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả cơ thể.
Sâu răng gây nên những hậu quả nào?
Như đã thông tin, sâu răng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến vấn đề sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là khi sâu răng đã tiến triển tới giai đoạn nặng đi. Cụ thể như sau:
-
Đau nhức vùng răng sâu, sưng nướu, sưng má
Vi khuẩn sâu răng lan xuống vùng xoang hàm sẽ làm tổn thương xoang hàm và gây ra những cơn đau đớn dữ dội. Ở giai đoạn sớm, hiện tượng này sẽ tự khỏi nếu người bệnh phát hiện và có hướng điều trị kịp thời. Nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức vùng răng sâu, thậm chí là sưng nướu, sưng má.
-
Gây nhiễm trùng chóp răng, apxe răng
Sâu răng nặng có thể biến chứng gây nhiễm trùng chóp răng, apxe răng. Nếu không được điều trị kịp thời, hiện tượng này có thể dẫn đến mất răng gây tốn chi phí trồng răng ở người bệnh.
-
Gián tiếp làm trầm trọng thêm các bệnh về hô hấp, tim mạch
Vi khuẩn sâu răng có thể xâm nhập vào mạch máu, gây suy giảm miễn dịch và làm trầm trọng thêm các bệnh lý về hô hấp, tim mạch, tiểu đường… Thậm chí, vi khuẩn sâu răng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, khó lường trước như: Viêm tủy, viêm nội khớp, viêm xương…
Nguyên nhân gây ra sâu răng
Nguyên nhân gây sâu răng là do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra. Cụ thể là loài Lactobacillus, Streptococcus mutans và các loài Actinomyces. Các vi khuẩn này gây tổn thương cho răng trong môi trường chứa carbohydrate lên men được, điển hình là các loại đường sucrose, fructose và glucose. Răng miệng chỉ cần không chăm sóc thường xuyên và cẩn thận đều tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng. Dưới đây là những nguyên nhân gây sâu răng trong cuộc sống hằng ngày:
- Không đánh răng thường xuyên
Răng cần được làm sạch thường xuyên, ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ăn những đồ ăn nhiều màu, đồ ngọt. Nếu răng không được làm sạch đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Đánh răng không đúng cách
Rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh về răng miệng xuất phát từ nguyên nhân đánh răng không đúng cách. Răng nên được đánh chải theo chiều dọc răng hoặc xoay vòng tròn. Nên sử dụng các bàn chải có đầu chải lông tơ để có thể chải sạch ở các vị trí kẽ răng. Bề mặt tiếp diện của bàn chải đủ rộng để tiếp xúc với toàn bộ mặt trước và sau răng. Sau khi đánh răng cần làm sạch cả bề mặt lưỡi.
- Ăn đồ ngọt quá nhiều
Những loại đồ ăn ngọt như sữa, đường, bánh cookies, socola, mật ong, kem, ngũ cốc dễ bám vào răng trong thời gian dài, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Hàm răng nứt vỡ hoặc yếu
Khi chân răng yếu, hoặc bị nứt, vỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào bề mặt răng, hình thành những mảng bám khó loại bỏ. Mảng bám này dần dần thu hút thêm sự tập trung của vi khuẩn, gây nên sâu răng.
- Sự tiếp xúc giữa người và người
Vi khuẩn gây sâu răng có thể truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt... Bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên để hạn chế tối thiểu việc lây truyền vi khuẩn qua đường miệng.
- Rối loạn tiêu hóa
Việc ăn uống thất thường: ăn nhiều, biếng ăn, ăn uống không đúng giờ giấc gây nên rối loạn tiêu hóa, tạo môi trường lý tưởng cho sâu răng phát triển.
- Tụt nướu
Ở những người có tuổi dễ xảy ra tình trạng tụt nướu do quá trình lão hóa các cơ quan trong cơ thể. Nướu bị tụt khỏi hàm sẽ hình thành mảng bám trên rễ chân răng. Các ngà răng trở thành mục tiêu của vi khuẩn, tấn công đến cả chân răng. Tất cả những nguyên nhân gây sâu răng được nêu ra ở trên đều có thể phát sinh hàng ngày. Do đó, bạn cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng và đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và có phương án điều trị sớm, không để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác.
Cách khắc phục bệnh sâu răng hiệu quả
Răng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cơ thể tiếp thu dưỡng chất cần thiết thông qua việc nghiền nát thức ăn. Vì thế, khi bị sâu răng nặng, bạn cần khắc phục bệnh lý sớm để chức năng năng được ổn định, từ đó sức khỏe được duy trì.
Đối với trường hợp sâu răng nhẹ, bác sĩ có thể hàn trám răng, bọc răng sứ để khôi phục khả năng ăn nhai ở người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng, can thiệp biện pháp trám răng hay bọc răng sứ không mang lại hiệu quả thì lúc này bắt buộc nha sĩ phải nhổ răng để bảo toàn các răng kế cận, ngăn cản sâu răng lan sang các vị trí khác.
Vì thế, để ngăn ngừa tình trạng sâu răng, ngay khi răng miệng còn khỏe mạnh, bạn hãy chú ý tới vấn đề vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày bằng cách:
- Chải răng đều đặn và thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày, sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám vôi răng – nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sâu răng.
- Bổ sung thêm Flour – giúp răng miệng chắc khỏe cho răng bằng cách dùng các sản phẩm chứa nồng độ Flour thích hợp như: Nước súc miệng, kem đánh răng…
- Hạn chế đồ ăn chứa quá nhiều tinh bộ và đường
- Bổ sung thêm rau xanh và hoa quả như: Táo, dâu tây để hỗ trợ làm sạch mảng bám trong các bữa ăn hằng ngày.