Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến mà độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do không chăm sóc răng miệng thường xuyên, khiến cho những vụn thức ăn tích tụ thành mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, vi khuẩn sẽ phá huỷ cấu trúc của răng và dẫn đến một số bệnh nha chu khác như: nướu bị tổn thương, viêm chân răng, nhiễm trùng, răng lung lay, thậm chí là rụng răng.
Các chuyên gia hàng đầu ngành nha khoa đã phân chia ra 3 mức độ sâu răng bao gồm: sâu răng độ 1, sâu răng độ 2 và sâu răng độ 3. Mỗi giai đoạn đều có những triệu chứng, tác hại và cách điều trị khác nhau.
1. Các mức độ nặng nhẹ của sâu răng
1.1. Sâu răng độ 1 (Mức độ nhẹ)
Sâu răng mức độ nhẹ còn được gọi là sâu răng độ 1. Dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất của sâu răng giai đoạn đầu chính là sự xuất hiện của những vệt trắng đục hoặc lốm đốm màu đen (hoặc nâu) trên bề mặt răng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ rất dễ chủ quan vì vẫn chưa cảm thấy đau nhức hay khó chịu.
Cách xử lý giai đoạn sâu răng ở giai đoạn này khá đơn giản, bạn nên thường xuyên răng miệng một cách cẩn thận và tốt nhất nên đến nha khoa để loại bỏ vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để tránh bệnh chuyển biến sang sâu răng độ 2.
1.2. Sâu răng độ 2 (Sâu răng đã ăn vào tuỷ)
Ở giai đoạn này, vi khuẩn sâu răng đã bắt đầu tấn công vào trong cấu trúc tủy răng và dẫn đến sự phá hủy men răng . Khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau răng khi ăn uống và gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày.
Nếu như bạn đang gặp phải những triệu chứng sâu răng độ 2, thì hãy đến cơ sở nha khoa để bác sĩ thực hiện trám răng càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để làm sạch vết sâu để ngăn chặn vi khuẩn sâu răng phát triển. Sau đó đắp vật liệu trám răng vào lỗ sâu, nhằm khôi phục lại cấu trúc răng mất và hạn chế vi khuẩn tiếp tục ăn sâu vào tuỷ răng (sâu răng độ 3).
1.3. Sâu răng độ 3 ( Sâu đến tủy răng)
Trong các loại sâu răng thì mức độ sâu răng độ 3 được cảnh báo là nguy hiểm đến sức khoẻ nhất.
Khi bạn có thể cảm nhận những cơn đau nhức, thậm chí đau dữ dội lúc về đêm thì có nghĩa là tình trạng bệnh của bạn đã chuyển sang mức độ sâu răng nặng. Vi khuẩn sẽ ăn sâu vào vị trí đáy chân răng, hình thành ổ viêm nhiễm và gây ra tình trạng viêm tủy răng. Đây là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ áp xe răng, sâu răng hàm nặng, thậm chí là mất răng, nhiễm trùng máu.
Khi sâu răng đã diễn biến đến mức độ nghiêm trọng, bạn cần đến khoa để nha sĩ xử lý kịp thời. Nếu như chân răng chưa bị vi khuẩn tấn công đến, bác sĩ sẽ áp dụng phương án trám răng để phục hồi vết sâu. Còn nếu tủy răng đã bị phá huỷ nhiều thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tránh nhiễm trùng xương hàm.
2. Biện pháp ngăn ngừa bệnh sâu răng.
Chúng ta cần hết sức chú ý việc chăm sóc răng miệng hàng ngày để ngăn chặn và xử lý kịp thời các loại sâu răng. Chỉ cần duy trì những thói quen sau, bạn sẽ có một hàm răng chắc khỏe:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để hạn chế các vụ thức ăn tích tụ ở kẽ răng.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều vitamin, canxi, khoáng chất tốt cho răng và cho sức khỏe cơ thể.
- Hạn chế đồ ăn quá nhiều tinh bột, đường… tăng cường ăn rau xanh để hỗ trợ làm sạch mảng bám trên răng.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như hút thuốc, rượu, bia, cà phê, trà…
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ thăm khám và kịp thời xử lý nếu như phát hiện dấu hiệu sâu răng.
Để biết chính xác mình có đang bị sâu răng hay không, hoặc bất cứ những dấu hiệu bất thường nào cảnh báo bạn đang bị sâu răng thì cách xử lý sâu răng tốt nhất bạn hãy trực tiếp đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.
NHA KHOA TULIP
Hotline : 098 929 8292 - 0931 776 766
Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh.