1. Tủy răng là gì?
Tủy răng là một mô mềm bao gồm những dây thần kinh được bảo vệ bởi men răng và ngà răng.
Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng không chữa trị kịp thời, những vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tuỷ răng chủ yếu qua các lỗ sâu và gây bệnh… Tác nhân gây viêm tuỷ răng thường gặp nhất là vi khuẩn. Chúng tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu và cuống răng... Ngoài ra, hóa chất (nhiễm độc chì, thủy ngân...), sang chấn, thay đổi áp suất môi trường... cũng có thể gây viêm.
2. Tại Sao Cần Phải Bảo Vệ Răng Sau Khi Điều Trị Tủy
Điều trị tủy răng là lấy bỏ phần tủy răng, là một mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng. Sau khi lấy hết mô tủy bị hủy hoại, bị bệnh hay chết, khoảng trống còn lại được làm sạch, tạo dáng và trám bít ống tủy lại. Nhiều năm về trước, những răng có tủy bị bệnh hay bị thương đều phải nhổ bỏ. Ngày nay, điều trị tủy giúp cứu giữ được nhiều răng mà lẽ ra trước đây phải nhổ bỏ.
Tuy nhiên, đối với cấu tạo của răng sau khi lấy tủy sẽ yếu hơn răng còn khỏe rất nhiều vì những mô hay dây thần kinh trong chiếc răng chữa tủy coi như không còn, chiếc răng chỉ còn lại men răng và ngà răng, răng sẽ không được nuôi dưỡng, lâu ngày sẽ dẫn đến một số hiện tượng như:
- Độ bền chắc giảm dần: do răng đã lấy tủy nên sẽ không được nuôi dưỡng, độ bền chắc của răng sẽ giảm dần do phải tham gia vào quá trình tạo lực nhai thường xuyên.
- Răng giòn và dễ vỡ: khi tủy răng không còn, ngà răng và men răng mất hẳn đi độ bền và sức dẻo dai, đàn hồi. tủy răng giúp răng cảm nhận được nhiệt độ và lực tác động nhờ thế mới có những tương tác thích nghi tránh được tình trạng bể, vỡ bất thường. Khi tủy răng mất đi, khả năng cảm nhận này sẽ không còn, răng sẽ không thích nghi được với tác động nhiệt và ngoại lực. Vì thế mà răng dễ bị vỡ hoặc gẫy ngang thân răng.
- Sức nhai của răng giảm: răng không còn bền chắc và không có tủy răng nên không cảm nhận được thức ăn, vì thế, răng không chỉ có độ chịu lực kém mà còn không nhận biết được tính chất của thức ăn để tạo lực nhai phù hợp. Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến cho răng dễ vỡ. Vì không cảm nhận được thức ăn nên răng không tạo được lực phù hợp khiến răng bị vỡ khi gặp thức ăn quá cứng hoặc quá dai.
- Răng sẽ bị sừng hóa sau khi lấy tủy: răng sau khi lấy tủy một thời gian mà không được bảo vệ sẽ dẫn đến tình trạng sưng hóa các mô, khiến cho các răng dần mất đi chức năng ăn nhai, dễ giòn vỡ khi có tác động.
- Miếng trám trên răng lấy tủy lâu ngày sẽ bị bong tróc: khiến cho các vi khuẩn tấn công, tạo ổ dịch làm hư tổn răng hoàn toàn, khiến bệnh nhân phải đi chữa răng lại lần nữa, đôi khi vi khuẩn sẽ tấn công lan sang những răng khỏe mạnh còn lại.
3. Bảo vệ răng như thế nào sau khi điều trị tủy?
Thông thường sau khi điều trị tủy, bác sĩ sẽ tiến hành ốp thuốc và trám bít lại phần lỗ hỏng tại vị trí mở tủy. Vật liệu trám composite hiện đại cho phép miếng trám duy trì bền chắc và lâu dài, màu sắc giống răng thật nên khá thẫm mỹ. Tuy nhiên tuổi thọ của miếng trám khá ngắn khoảng 3 - 5 năm. Cách này sử dụng cho những răng không hư hỏng nhiều và miếng trám không lớn.
Những trường hợp răng sâu, vỡ to, gãy mẻ hoặc tổn thương lớn thì sau khi lấy tủy muốn bảo vệ răng tốt thì cần làm mão sứ để chụp bảo vệ răng. Cách này an toàn và rất hiệu quả trong việc duy trì và bảo vệ răng thật. Răng sứ có thể tồn tại 15 - 20 năm nếu được chăm sóc và bảo vệ tốt.
Việc bọc răng để bảo vệ sau khi điều trị tủy là một phương pháp tốt để bảo vệ răng, bệnh nhân sẽ được nhận ý kiến tư vấn của bác sĩ khi cần thiết. Việc bọc răng sứ bên ngoài có thể thay thế cho men răng và ngà răng bảo vệ mô răng còn lại tránh những tác động của vi khuẩn giúp răng tồn tại lâu hơn, đồng thời răng sứ sẽ được làm với hình dáng và màu sắc giống răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai cho răng.
Qua những thông tin về việc “BẢO VỆ RĂNG NHƯ THẾ NÀO SAU KHI ĐIỀU TRỊ TỦY?”, hy vọng quý khách có thể nắm bắt được thông tin cũng như hướng giải quyết, từ đó có thể đưa ra những biện pháp khắc phục tình trạng răng hiện tại của mình.
Nếu còn những vấn đề thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline, hoặc đến trực tiếp Nha khoa Tulip để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Qua những thông tin về việc “BẢO VỆ RĂNG NHƯ THẾ NÀO SAU KHI ĐIỀU TRỊ TỦY?”, hy vọng quý khách có thể nắm bắt được thông tin cũng như hướng giải quyết, từ đó có thể đưa ra những biện pháp khắc phục tình trạng răng hiện tại của mình.
Nếu còn những vấn đề thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline, hoặc đến trực tiếp Nha khoa Tulip để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
NHA KHOA TULIP
Hotline : 098 929 8292 - 0931 776 766
Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh.