Răng sứ có bị mòn không?
Răng sứ hoàn toàn có thể bị mòn mặt nhai theo thời gian do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù răng sứ có khả năng chống mài mòn rất tốt nhưng bề mặt hai răng đối diện tiếp xúc với nhau lâu ngày vẫn sẽ dẫn đến hiện tượng mài mòn. Chỉ cần biết cách bảo vệ răng sứ phù hợp, răng sứ sẽ ít bị mài mòn và hoàn toàn có thể sử dụng được lâu dài.
Những chiếc răng toàn sứ được cấu tạo từ 100% phôi sứ nguyên chất nên có độ bền là khá tốt. Về nguyên lý, chúng dường như sẽ không bị mài mòn theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một vài trường hợp ngoại lệ. Tình trạng răng sứ bị mòn gây ra những khó chịu như:
- Bạn sẽ cảm thấy những cơn ê buốt rõ rệt khi sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc ngay cả khi ăn nhai bình thường.
- Một khi mà răng sứ bị mòn mặt nhai sẽ làm cho tủy răng được bảo vệ bên trong bị tổn thương, thậm chí còn có thể có nguy cơ chết tủy.
- Tính thẩm mỹ bị giảm sút vì các chiếc răng sứ bị mòn mặt nhai sẽ ngắn hơn so với những răng còn lại, đồng thời ngà răng bên trong có thể bị lộ ra ngoài cũng sẽ khiến cho màu sắc của răng trông như bị ố vàng.
Một Số Nguyên Nhân Gây Mòn Răng Sứ
Tật nghiến răng
Nghiến răng là một thói quen xấu có thể diễn ra cả khi thức và trong giấc ngủ. Khi hai hàm siết chặt với nhau sẽ gây nên một tác động lực rất lớn tạo thành những tiếng kêu ken két. Nếu thao tác này lặp lại nhiều lần sẽ làm cho mặt nhai ngày càng mòn đi. Ngoài mòn răng thì ê buốt răng, đau hàm cũng là các biểu hiện thường gặp ở những người có thói quen nghiến răng thường xuyên.
Thói quen nhai không đều
Thói quen nhai chỉ tập trung một bên có thể tạo áp lực lớn lên những chiếc răng phía bên đó, dễ dẫn đến mòn mặt nhai và thậm chí là sai lệch khớp cắn. Vì vậy, hãy cân nhắc điều chỉnh để phân bổ lực nhai đều hai bên hàm.
Lạm dụng thực phẩm chứa axit và đường cao
Răng sứ tuy bền nhưng không hoàn toàn miễn nhiễm với axit. Việc thường xuyên sử dụng đồ ngọt và thực phẩm có tính axit như nước ngọt, đồ chua, và thực phẩm lên men sẽ làm tăng nguy cơ mài mòn bề mặt răng sứ. Axit có thể làm suy giảm lớp bảo vệ bên ngoài, khiến răng sứ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Việc sử dụng bàn chải cứng hoặc chải răng quá mạnh có thể tạo ma sát lên bề mặt răng sứ, gây mòn dần theo thời gian. Ngoài ra, nếu không vệ sinh kỹ lưỡng, mảng bám và cao răng có thể tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm suy giảm độ bền của răng sứ.
Thói quen xấu như nghiến răng và cắn đồ cứng
Nghiến răng là một trong những thói quen gây hại nghiêm trọng cho răng sứ. Áp lực lớn do nghiến răng khi ngủ hoặc trong trạng thái căng thẳng sẽ khiến răng sứ nhanh chóng bị mòn. Bên cạnh đó, thói quen nhai đá, cắn móng tay hoặc các vật cứng cũng có thể gây mài mòn hoặc nứt vỡ bề mặt răng sứ.
Các yếu tố sức khỏe
Một số tình trạng như trào ngược dạ dày có thể tạo ra lượng axit trong khoang miệng cao, làm ảnh hưởng đến lớp sứ. Việc thiếu nước bọt (do uống ít nước hoặc bệnh lý) cũng sẽ làm tăng nguy cơ mòn răng, vì nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng độ pH trong miệng và bảo vệ bề mặt răng sứ khỏi axit.
Hậu quả của việc răng sứ bị mòn
Răng sứ là lớp mão sứ ở bên ngoài, bảo vệ cho phần cùi răng cũng như tủy răng bên trong. Khi răng sứ bị mòn, lớp ngoài cùng của răng sẽ bị tổn thương và để lại những hậu quả sau:
• Răng sứ bị mòn lâu ngày sẽ giảm tuổi thọ cũng như chất lượng sử dụng. Khi ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh sẽ đều có cảm giác ê buốt, thậm chí là đau nhức.
• Mòn răng sứ làm mất đi lớp men bảo vệ bên ngoài, răng dễ bị tác động bởi axit, vi khuẩn gây hại. Lúc này, nguy cơ hình thành các lỗ hỏng trên răng và các vấn đề về nướu, viêm nha chu, hôi miệng,..
• Khi lớp sứ bên ngoài bị tổn thương, tủy bên trong của răng cũng sẽ ảnh hưởng. Lúc này, tủy răng dễ bị tấn công bởi các tác nhân có hại, có nguy cơ gây viêm tủy, thậm chí là chết tủy.
• Nếu mòn răng sứ không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến mất răng, ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe răng miệng mà còn đến hình dáng và chức năng của miệng.
Cách khắc phục tình trạng răng sứ bị mòn
Nếu răng sứ của bạn bị mòn thì bạn cần đi thăm khám với bác sĩ nha khoa để xác định rõ nguyên nhân. Dựa trên các nguyên nhân đó, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn cách khắc phục cho từng trường hợp cụ thể:
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Đây là một biện pháp khắc phục răng sứ bị mài mòn rất hiệu quả. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi sự kiên trì của bạn. Bạn phải từ bỏ hoặc hạn chế các thực phẩm, đồ uống như: trái cây giàu axit, bánh kẹo ngọt, nước uống có ga,…
- Nhai đều cả hai bên hàm: Việc nhai đều hai bên sẽ giúp phân bố lực nhai, giảm thiểu tình trạng mòn không đều và giúp duy trì khớp cắn chuẩn.
- Đeo máng chống nghiến: Máng nhai là một dụng cụ giúp ngăn chặn tình trạng răng bị mài mòn do nghiến răng hoặc tình trạng trào ngược dạ dày. Máng nhai sẽ giữ cho răng cách ly khỏi axit dạ dày khi trào ngược.
- Thay đổi cách vệ sinh răng miệng: Bạn không nên sử dụng bàn chải lông cứng khi bọc răng sứ. Ngoài ra, hãy chải răng với lực vừa phải và kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch răng miệng.
- Bọc răng sứ mới: Đây là biện pháp khắc phục răng sứ bị mòn triệt để. Lúc này, phần mão sứ cũ sẽ được tháo ra và thay thế bằng mão răng sứ mới với chất lượng tốt, độ bền cao hơn.
- Thăm khám nha sĩ ngay khi có dấu hiệu mòn răng sứ: Khi răng sứ bị mòn, bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và khắc phục kịp thời.
Hi vọng với những thông tin được cung cấp ở trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc "Bọc răng sứ có bị mòn không". Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.
NHA KHOA TULIP
- Hotline : 098 929 8292 - 0937 10 2346
- Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh