Các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách
1.2. Đánh răng đúng cách
Để chăm sóc sức khỏe răng miệng, đánh răng thường xuyên thôi là chưa đủ mà thao tác đánh răng phải đúng cách để loại bỏ những mảng bám tích tụ trên bề mặt răng, hạn chế các vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi. Nếu đánh răng không đúng sẽ làm mòn lớp men răng gây hiện tượng răng nhạy cảm ê buốt các mảng bám sẽ cứng lại và tích tụ dần, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào răng, nướu dẫn đến nha chu. Ngoài ra, đánh răng quá mạnh còn làm tổn thương nướu răng, gây ra viêm nướu và tụt nướu.
Thao tác đánh răng đúng như sau:
- Để bàn chải răng nằm ngang và nằm nghiêng một góc khoảng 450 so với viền nướu sao cho đầu lông bàn chải tiếp xúc với cả răng và nướu. Chải nhẹ nhàng mặt ngoài của tất cả răng ở hàm trên và hàm dưới với khoảng cách 2 – 3 răng (hàm trên xuống và hàm dưới lên), hoặc xoay tròn bàn chải răng cho lông bàn chải có thể chui được vào từng kẽ răng, từ 5 – 10 lần, để lấy hết thức ăn bị bám vào răng.
- Chải mặt trong của răng ở hàm trên và hàm dưới tương tự như mặt ngoài bằng cách chải lên, chải xuống hoặc xoay tròn.
- Đặt lông bàn chải răng song song với các mặt nhai của răng rồi nhẹ nhàng di chuyển bàn chải khoảng 10 lần từ trong ra ngoài.
1.2. Vệ sinh lưỡi
Không chỉ tích tụ trên răng gây tình trạng cao răng mà các mảng bám còn có thể tích tụ trên lưỡi, gây ra các vấn đề sức khoẻ răng miệng và hơi thở có mùi hôi.Do đó, mỗi khi chăm sóc răng miệng hãy kết hợp chải răng với chải mặt trên lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng.
1.3. Dùng chỉ nha khoa
Tăm xỉa răng thường không tiếp cận đến được những kẽ nhỏ của răng. Trong khi đó chỉ nha khoa hoặc tăm nước sẽ nhẹ nhàng lấy đi những mẩu thức ăn nhỏ bị nhét vào trong kẽ răng mà không làm tổn thương nướu răng. Khi kẽ răng được làm sạch hoàn toàn thì mảng bám, tình trạng kích thích nướu và viêm nhiễm sẽ giảm đáng kể.
1.4. Súc miệng ngay sau khi ăn
Bên cạnh việc đánh răng đúng cách và dùng chỉ nha khoa, việc súc miệng với nước kháng khuẩn có thể ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về nướu. Nước súc miệng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng theo 3 cách:
- Tái khoáng hóa cho răng
- Giảm lượng axit trong miệng
- Làm sạch những khu vực khó chải ở trong nướu và xung quanh nướu.
Súc miệng với nước kháng khuẩn sau khi ăn như là một biện pháp làm sạch khá toàn diện, nhất là đối với các bé trên 12 tuổi hoặc những người không quen dùng tăm nước hay chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng.
Ngoài ra, nhai kẹo cao su không đường sau mỗi bữa ăn có thể làm tăng tiết nước bọt, giúp trung hòa axit và làm sạch vi khuẩn bám trên bề mặt răng.
1.5. Chế độ ăn uống lành mạnh
Dù ở tuổi nào, chế độ ăn uống lành mạnh luôn mang lại lợi ích cho sức khỏe răng miệng và nướu.
Uống nhiều nước lọc tốt cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể. Nên uống nước lọc sau mỗi bữa ăn có thể giúp đẩy lùi tác động tiêu cực axit có trong thực phẩm và đồ uống.
Chế độ ăn cân bằng các dinh dưỡng bao gồm thực phẩm tươi như các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau củ và các sản phẩm từ sữa sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Hạn chế ăn đồ ngọt cũng như thức ăn chứa nhiều axit. Đường trong các món ngọt bị vi khuẩn trong miệng tiêu hoá, sẽ chuyển hóa thành axit có thể làm mòn men răng và dẫn đến sâu răng. Ngoài ra, các món ăn ngọt nhất là bánh, kẹo thường bám dính trên bề mặt răng lâu, làm tăng lượng axit trong thời gian dài. Trái cây có chứa nhiều axit như cam, chanh, dứa, dâu tây, cùng các thức uống như trà, cà phê gây ảnh hưởng đến men răng. Nước uống có gas cũng là một nguy cơ gây ra các vấn đề về răng miệng vì cacbon trong nước có gas làm tăng axit trong miệng. Hãy súc miệng bằng nước lọc sau khi thưởng thức.
NHA KHOA TULIP
- Hotline : 098 929 8292 - 0972 714 340
- Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai ,Phường 1,Q.Tân Bình ,Tp.Hồ Chí Minh