CHẢY MÁU CHÂN RĂNG PHẢI LÀM SAO ?

CHẢY MÁU CHÂN RĂNG PHẢI LÀM SAO ?
Ngày đăng: 20/06/2024 09:25 AM

    Chảy máu chân răng là gì?

    Chảy máu chân răng thông thường là một triệu chứng ở nướu có thể do chấn thương hoặc bệnh ở nướu gây ra. Nướu khỏe mạnh thường hồng hào, săn chắc, không dễ bị chảy máu ngay cả khi bạn lỡ tay đánh răng và nướu hơi mạnh so với bình thường.

    Tình trạng chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng hay thậm chí là sức khỏe toàn thân của bạn đang có vấn đề.

    Đa số người bệnh khi tự nhiên chảy máu răng sẽ thường nghĩ là mình thiếu vitamin C và tự ý bổ sung ngay. Tuy nhiên, nếu muốn chữa khỏi chảy máu chân răng thì bạn cần phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị vì thiếu vitamin C chỉ là một trong số các nguyên nhân hiếm gặp.

    Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

        Chảy máu chân răng có thể là triệu chứng của một trong những bệnh lý về răng lợi như viêm nha chu, viêm nướu, ... hoặc cũng có thể là các vấn đề về sức khỏe khác.

        Viêm nha chu: Răng được chống đỡ và giữ trong xương hàm bởi tổ chức xung quanh răng gọi là nha chu. Viêm nha chu thường tiến triển âm thầm và là nguyên nhân khiến răng lung lay, thậm chí là mất răng. Triệu chứng điển hình của bệnh là chảy máu ở chân răng do vôi đóng quanh răng, gây viêm.

        Viêm nướu: Răng được bảo vệ và giữ chắc bởi nướu hay còn gọi là lợi. Viêm nướu thường do không giữ gìn vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện để cao răng, mảng bám hình thành và gây viêm. Triệu chứng điển hình của bệnh cũng là chảy máu ở chân răng, sưng nướu, nướu có màu đỏ, hôi miệng.

        Áp xe chân răng: Viêm hốc răng không điều trị, răng vỡ hoặc thủng tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào chân răng, gây ra ổ mủ áp xe. Triệu chứng điển hình của áp xe chân răng cũng là chảy máu chân răng. Khi người bệnh đau nhức răng lợi liên tục, sốt toàn thân và sưng vùng mặt, đó có thể là biểu hiện nặng của áp xe chân răng.

    Các nguyên nhân khác không liên quan đến sức khỏe răng miệng có thể gây chảy máu chân răng:

        Thiếu hụt vitamin, suy dinh dưỡng: Cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin khoáng chất như vitamin CK cũng là nguyên nhân dẫn đến chảy máu ở chân răng. Ngoài triệu chứng này, người bệnh còn có thể bị đau nhức xương, hay buồn ngủ, khó thở (thiếu vitamin C).

        Dùng thuốc làm loãng máu: Thuốc làm loãng máu được chỉ định cho một số bệnh nhân để làm giảm khả năng đông máu có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng.

        Nội tiết tố thay đổi: Ở phái nữ, khi cơ thể bước vào giai đoạn dậy thì, hoặc mang thai, mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai sẽ xảy ra tình trạng thay đổi nội tiết tố và dẫn đến hiện tượng chảy máu ở chân răng.

        Bị sốt xuất huyết: Khi bị sốt xuất huyết, đặc biệt là ở giai đoạn nghiêm trọng, bệnh có thể gây ra triệu chứng xuất huyết ở da, răng, chảy máu cam, ... thậm chí có thể gây xuất huyết ở tiêu hóa, não, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

        Ung thư miệng: Bệnh gây ra các triệu chứng như chảy máu chân răng, hôi miệng, khó nhai hoặc nuốt, sưng hoặc nổi hạch, viêm loét trong khoang miệng, ...

        Các bệnh khác: Thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư vú, ... một số bệnh lý khác có thể gây chảy máu ở răng.

    Mối nguy hại của tình trạng chảy máu chân răng 

    Do tình trạng chảy máu khi đánh răng khá phổ biến và cũng ít gây đau đớn nên nhiều người bệnh cho rằng đây là triệu chứng bình thường. Dù chưa gây nguy hiểm ngay nhưng chảy máu khi đánh răng đang cảnh báo sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề.

    • Vấn đề tâm lý, bệnh nhân có thể hoang mang khi chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên.
    • Vấn đề thẩm mỹ: Chảy máu chân răng nhiều, cộng thêm tiết nhiều dịch viêm, thì những vùng răng này dễ bị bám chất màu đen giống như màu dịch huyết thanh, làm cho đường viền lợi sát cổ răng, đặc biệt là những vùng vôi răng mảng bám đã từng bám lên chiếc răng đó sẽ chuyển thành màu đen gây ra mất thẩm mỹ.
    • Tình trạng viêm lợi kéo dài sẽ gây đau khó chịu khi ăn nhai do viêm lợi dẫn đến viêm quanh răng. Nặng hơn có thể gây lung lay, thậm chí mất răng.

    Phải làm gì khi chảy máu chân răng?

    Có nhiều cách chữa dân gian như súc miệng bằng rượu cau, ngậm nước lá cây lược vàng,... Tuy nhiên những cách đó không loại trừ được nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng. Khi thấy lợi bị chảy máu, bạn nên:

    • Lấy cao răng là việc cần phải làm ngay để loại bỏ hết cao răng, mảng bám gây viêm lợi. Tùy vào tình trạng lợi viêm và tình trạng của vùng quanh răng của bạn mà nha sĩ sẽ kê thêm thuốc để điều trị viêm lợi hay phải có những điều trị phức tạp hơn.
    • Không hút thuốc lá, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt cần chú ý bổ sung vitamin C để phòng ngừa chảy máu chân răng do thiếu hụt vitamin C.
    • Chải răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải mềm để vệ sinh răng miệng.
    • Chữa ngay các răng sâu, các răng bị nhiễm trùng.
    • Bạn có thể được tư vấn để nhổ răng mọc lệch hay chỉnh răng để khắc phục tình trạng răng mọc lệch, khấp khểnh

    Cách phòng tránh chảy máu chân răng

        Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng đúng cách, đánh răng nhẹ nhàng. Bạn nên dành ra khoảng 3-5 phút cho mỗi lần đánh răng và nên đánh răng 2 lần/ngày.

        Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày cũng giúp lợi khỏe mạnh.

        Chế độ ăn uống nên cân bằng, khoa học, đủ chất. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế đồ ăn đồ uống ngọt, dính, có ga. Bổ sung  vitamin C và khoáng chất ngay nếu cần thiết.

        Hạn chế hoặc không nên hút thuốc lá.

        Suy nghĩ tích cực, làm việc và sinh hoạt điều độ, tập thể thao thường xuyên để tránh căng thẳng, sang chấn tâm lý.

        Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không có đơn của bác sĩ và hạn chế tối đa dùng thuốc kháng sinh.

        Bạn nên hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc phải dùng cho bệnh toàn thân của mình và cách để tránh tác dụng phụ đó.

        Bạn cũng nên thông báo với nha sĩ về tình trạng bệnh bạn đang điều trị và các thuốc bạn đang dùng để nha sĩ có hướng chữa trị phù hợp.

        Bạn nên chủ động đặt hẹn khám và lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần.

        Một khi phát hiện thấy lợi chảy máu, bạn không được bỏ qua mà cần đi khám bác sĩ để điều trị ngay và bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên môn.

    Hy vọng với những thông tin hữu ích trên giúp bạn hiểu rõ hơn về "Chảy máu chân răng phải làm sao".  Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.

    NHA KHOA TULIP

    • Hotline : 098 929 8292 - 0937 10 2346
    • Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh 

     

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng