1. Phụ nữ đang mang thai có nên nhổ răng không?
Theo các nghiên cứu nha khoa đã cho thấy nếu người mẹ trong thời gian mang thai có răng sâu sẽ có nguy cơ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, dễ mắc các bệnh khác như sâu răng, viêm vòm họng.
Với những trường hợp bà mẹ bị sâu răng trong thời gian mang thai thì bác sĩ thường khuyên không nên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu trong trường hợp răng sâu nặng là răng khôn mà thường chỉ định bằng việc nhổ bỏ răng thì càng không nên. Bởi phẫu thuật răng khôn cần phải chụp X-quang, uống thuốc giảm đau khá nhiều, thời gian nhổ răng lâu hơn răng bình thường nên sẽ khiến bạn mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và em bé trong bụng.
Các nhà sĩ thường không nhổ răng khi mang thai mà chỉ làm điều này trong trường hợp khẩn cấp. Việc nhổ răng khi mang thai có thể dẫn đến đau đớn quá mức, khiến cơ thể mẹ bị căng thẳng. Và tất nhiên, điều đó gây hại cho thai nhi đang lớn lên trong bụng mẹ.
Trong trường hợp mẹ bầu bị nhiễm trùng hoặc viêm nướu, gây hại cho em bé thì bác sĩ sẽ xem xét nhổ răng khẩn cấp.
2. Các vấn đề về răng miệng thường gặp khi mang thai
Các hormone thai kỳ có thể gây ra hoặc khiến vấn đề răng miệng thêm trầm trọng. Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị nhiễm vi khuẩn thì có thể dẫn tới một số bệnh răng miệng. Dưới đây là những vấn đề về răng miệng phổ biến trong thai kỳ:
Viêm nướu khi mang thai: tình trạng này khiến cho nướu của mẹ bầu mềm, sưng viêm. Khi chải hoặc xỉa răng, mẹ sẽ thấy nướu bị chảy máu. Lúc này, mẹ cần đến gặp nha sĩ thường xuyên để làm sạch răng và ngăn ngừa nhiễm trùng thêm.
Sâu răng: do mẹ nạp nhiều carbohydrate vào cơ thể nên dễ bị sâu răng khi mang thai. Ốm nghén cũng làm tăng nồng độ axit trong miệng, khiến men răng bị bào mòn và dẫn đến sâu răng.
Sưng nướu thai nghén: thường gặp trong tam cá nguyệt thứ hai. Nguyên nhân gây ra các khối u nướu này là mảng bám dư thừa. Chúng sẽ biến mất sau khi mẹ sinh bé.
3. Triệu chứng cho thấy mẹ bầu cần nhổ răng
Nêu thấy những triệu chứng sau đây trong thai kỳ, mẹ bầu cần xem xét đến việc nhổ răng:
– Đau dữ dội ở nướu và răng.
– Bị sâu răng hoặc nhiễm trùng trong răng
– Khó nhai hoặc ăn thức ăn
– Nướu bị sưng hoặc viêm
– Khó nói
– Chảy máu ở nướu
Khi gặp các triệu chứng kể trên, mẹ hãy đi khám nha sĩ ngay để lựa chọn thời điểm nhổ răng thích hợp, tránh gây hại cho thai nhi.
4. Thời điểm thích hợp để nhổ răng khi mang thai
Hầu hết các nha sĩ không nhổ răng trong thai kỳ, trừ khi việc này thực sự cần thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu cần nhổ răng thì dưới đây là những điều cần lưu ý về thời gian
Theo các chuyên gia nha khoa thời gian nhổ răng tốt nhất là khi thai kỳ bước vào giai đoạn thứ 2, tức là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Bởi lúc này, các cơ quan trong cơ thể của thai nhi đã phát triển hoàn thiện.
Tuy nhiên, khi thực hiện nhổ răng ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, cần phải có sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sĩ nha khoa và cần có thêm sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa sản để tránh những rủi ro không mong muốn cho cả mẹ và thai nhi.
Nếu sâu răng chỉ mới tiến triển, ít bị đau nhức, bác sĩ sẽ kê cho thai phụ một số loại thuốc uống, thuốc kháng sinh để cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, kéo dài thời gian cho đến khi thai phụ sinh xong, sức khỏe ổn định rồi mới tiến hành nhổ răng.
5. Những biện pháp an toàn cần thực hiện trong quá trình nhổ răng
Dưới đây là một số biện pháp an toàn nên được thực hiện trong quá trình nhổ răng khi mang thai.
5.1. Đảm bảo an toàn trong quá trình nhổ răng
Vì chụp X-quang và gây mê là bắt buộc trong quá trình nhổ răng nên mẹ cầu thực hiện một số khuyến cáo để không ảnh hưởng xấu đến thai nhi:
-
Trong quá trình chụp X-quang nên sử dụng một tấm chì để che phần thân trên, ngăn ngừa tác hại của phóng xạ đối với thai nhi.
-
Sử dụng thuốc gây tê cục bộ như Novocaine hoặc Lidocaine. Đây là các loại thuốc sẽ bị lọc khỏi nhau thai trước khi đến thai nhi.
Tất cả những khuyến cáo này sẽ được các bác sĩ thực hiện để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
5.2. Đảm bảo an toàn về thuốc
Bất cứ loại thuốc nào được cung cấp sau khi nhổ răng phải vô hại cho cả mẹ và bé.
-
Penicillin, clindamycin và amoxicillin được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Erythromycin cũng được kê cho những người không dị ứng với nó. Nếu mẹ bầu bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào cần thông báo cho bác sĩ để có thể có thuốc thay thế.
-
Để giảm đau sau nhổ răng, mẹ bầu có thể được kê đơn thuốc giảm đau opioid như hydrocodone, codein … Một số loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen và aspirin có thể được kê để sử dụng trong vòng 72 giờ. Tuy nhiên, các loại thuốc này nên tránh trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba. thai sản trọn gói
6. Những phương pháp giảm đau răng tại nhà
6.1 Chườm lạnh hoặc chườm đá là cách giảm đau hiệu quả
Các bước thực hiện bao gồm:
Dùng một ít đá viên đặt trong lòng bàn tay cùng bên với khu vực răng bị đau, chẳng hạn như bị đau răng bên trái, dùng tay trái để giữ đá.
Chà xát những viên đá ở khoảng trống giữa các ngón tay cái – ngón trỏ trong khoảng 7 phút hoặc cho đến khi cảm thấy bị tê ở khu vực này.
Theo các nhà nghiên cứu, phương pháp này hoạt động nhờ khả năng tạm thời chặn tín hiệu đau đi đến não bộ do nhiệt độ thấp từ đá viên.
6.2 Súc miệng bằng nước muối ấm
Là phương pháp giảm đau hiệu quả, giúp chúng ta loại bỏ đi những mảnh vụn thức ăn sót lại trong khoang miệng như kẽ răng. Khách hàng có thể tự pha dung dịch nước muối bằng cách hòa tan một muỗng cà phê muối trong cốc nước ấm lớn
6.3 Thoa kem chống đau răng
Bạn có thể mua một loại kem chống đau răng không chứa chất clo, sau đó thoa lên vùng đau răng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại kem nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi
6.4 Đặt một viên đá lên vùng đau răng
Viên đá có tính chất làm mát và giảm cảm giác đau. Bạn có thể đặt một viên đá vào một miếng vải mỏng, sau đó áp lên vùng đau răng trong khoảng 15 phút. Quá trình này sẽ giúp làm giảm đau và sưng vùng đau răng.
6.5 Sử dụng đinh hương
Có thể dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương, đặt lên khu vực đau răng. Cũng có thể thử biện pháp nhai đinh hương khô và giữ lại tại khu vực đau răng trong 30 phút.
Việc răng nghiền nát đinh hương giúp “tiết ra” phần tinh dầu bên trong nó.
Hy vọng chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn hiểu hơn về "Có nên nhổ răng cho phụ nữ mang thai ". Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.
NHA KHOA TULIP
-
Hotline : 098 929 8292 - 0937 10 2346
-
Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh