1. Những nguyên nhân khiến răng của bạn bị đau
Hiện tượng đau, ê buốt răng khi ăn uống có thể xảy ra theo nhiều cách. Đó có thể chỉ là một cơn đau thoáng qua hoặc kéo dài nhiều giờ, thậm chí là vài ngày. Trong đó, tồi tệ nhất là những cơn đau răng do các vấn đề về tủy, chúng thường rất dữ dội.
Đau răng không phải là bệnh lý, đây là triệu chứng của nhiều bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe răng miệng khác. Tùy theo nguyên nhân mà mức độ cơn đau, thời gian kéo dài cũng như cách điều trị là khác nhau. Do đó khi bị đau răng, cần tìm ra nguyên nhân và điều trị từ nguyên nhân mới có thể chữa dứt điểm.
Những nguyên nhân thường gặp gây ra cơn đau nhức răng khó chịu gồm:
-
Sâu răng.
-
Viêm tủy.
-
Áp xe răng.
-
Bệnh về nướu.
-
Viêm xoang.
-
Mọc răng khôn.
Đau răng còn có thể do một số nguyên nhân ít gặp hơn như: gãy răng, tình trạng nghiến răng quá mức, đau do quy trình điều trị hoặc cân chỉnh răng, tụt lợi khiến bề mặt chân răng bị lộ,…
2. Các cách giảm đau răng hiệu quả tại nhà
2.1 Chườm lạnh
Thông thường, chườm lạnh là cách trị đau răng tại nhà phổ biến nhất. Thêm vào đó, biện pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp đau răng do chấn thương hoặc sưng nướu.
Tuy nhiên cần chườm lạnh đúng cách để tránh gây tổn thương răng lợi như sau:
-
Chuẩn bị túi chườm bên trong có chứa đá hoặc nước lạnh, nếu không có túi chườm có thể sử dụng khăn bông sạch thay thế.
-
Đặt túi chườm hoặc khăn bông chườm lên vùng má bên ngoài gần khu vực bị đau răng.
Khả năng giảm đau khi chườm lạnh có thể giảm dần khi kết thúc, tuy nhiên không nên lạm dụng cách này nhiều vì có thể ảnh hưởng đến răng bệnh và dây thần kinh liên quan.
2.2 Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng nước muối là cách vệ sinh răng miệng đơn giản nhưng hiệu quả được nhiều người áp dụng, vừa có tác dụng loại bỏ vi khuẩn mà còn đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng
Bạn có thể tự pha 1 muỗng cà phê muối với nước ấm hoặc mua sẵn nước muối sinh lý có bán tại các hiệu thuốc, ngậm súc họng miệng đều đặn 2 - 3 lần mỗi ngày.
2.3 Ngủ kê gối cao
Đau nhức răng nếu tái phát vào ban đêm sẽ ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng giấc ngủ. Do đó, nếu gặp phải trường hợp này, bạn hãy kê gối cao sao cho vị trí của phần đầu cao hơn phần thân.
Lúc này, tốc độ máu lưu thông sẽ chậm hơn và hạn chế được tình trạng lưu lượng máu đổ dồn về vị trí răng đau. Nhờ đó mà cơn đau nhức răng cũng giảm đáng kể.
2.4 Bạc hà
Trong lá bạc hà có chứa thành phần gây tê, nhờ đó mà các cơn đau nhức răng sẽ thuyên giảm rất nhiều khi sử dụng nguyên liệu này để điều trị. Lấy một ít lá bạc hà khô, hãm với nước sôi khoảng 10 – 15 phút để tinh dầu có trong lá bạc hà hòa tan với nước.
Sau đó, dùng nó để súc miệng. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày và liên tiếp trong 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả.
2.5 Lá trầu không
Dùng từ 3 – 5 lá trầu không, rửa sạch với nước rồi giã nhuyễn cùng ít muối ăn. Sau đó, cho vào 1 chén rượu ngâm khoảng 15 – 20 phút và gạn lấy nước. Dùng nước này súc miệng. Mỗi lần súc nên ngậm khoảng 3 – 5 phút để dung dịch phát huy đầy đủ công dụng.
2.6 Sử dụng gel lô hội trị đau răng
Gel lô hội (nha đam) là thành phần chính của loại thực vật mọng nước này. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia đã sử dụng gel lô hội với những mục đích y học như:
- Chữa lành vết bỏng
- Xoa dịu vết thương ngoài da
Gần đây, gel nha đam còn được dùng để làm sạch cũng như làm dịu khu vực nướu bị sưng. Nhiều nghiên cứu cho thấy nha đam có khả năng hoạt động như một chất kháng khuẩn tự nhiên, từ đó tiêu diệt phần nào những vi trùng gây sâu răng.
Để dùng lô hội trị đau răng tại nhà, bạn nên áp gel lên khu vực đau và massage nhẹ nhàng.
2.7 Lá ổi non
Astringents là thành phần tiêu biểu trong lá ổi có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Chính vì vậy mà bạn chỉ cần lấy 3 – 5 lá ổi non, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào miệng nhai trực tiếp. Hoặc bạn cũng có thể giã nát rồi đắp lên vị trí răng bị đau.
Một cách khác, dùng lá ổi non giã nhuyễn cùng với ít muối ăn. Sau đó thêm vào ít nước ấm và cho qua rây lọc để loại bỏ phần bã. Dùng tăm bông thấm vào dung dịch vừa thu được và thoa lên vị trí răng đau. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày để mang lại kết quả tốt nhất.
2.8 Trị đau răng tạm thờ bằng tỏi
Theo các chuyên gia sức khỏe, tỏi chứa rất nhiều hợp chất có khả năng ngăn chặn viêm và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển. Không những vậy, tỏi còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại gây mảng bám trong răng và là cách làm giảm đau răng sâu hiệu quả.
Cách áp dụng như sau: nghiền nát tỏi tươi rồi đem trộn với nước, muối hạt, sau đó đắp hỗn hợp lên vùng bị đau răng. Không nên sử dụng tỏi tươi nghiền nát trực tiếp mà phải trộn với nước để tránh nồng độ cao có thể gây bỏng niêm mạc miệng.
3. Khi nào bạn cần đến gặp nha sĩ
Mặc dù bạn có thể giảm đau răng bằng một số mẹo tại nhà, tuy nhiên, để an toàn, bạn cần phải thăm khám bác sĩ nếu đau răng trong một số trường hợp sau đây:
-
Cơn đau càng lúc càng trở nên nghiêm trọng hơn
-
Đau răng ngày càng tăng dần, gây ảnh hưởng tinh thần và sức khỏe.
-
Đau nhức răng kèm theo sốt, đau tai và đau đầu khi mở miệng.
-
Nhiệt độ cơ thể tăng cao
- Bạn cảm thấy khó khăn khi thở hoặc nuốt
Những mẹo trị đau răng tại nhà bằng bài thuốc dân gian chỉ là phương pháp làm thuyên giảm triệu chứng đau tạm thời. Chúng hoàn toàn không có khả năng điều trị tận gốc và nguy cơ tái phát là rất cao.
Chính vì vậy mà bạn cần đến nha khoa sớm nhất để được kiểm tra và điều trị, tránh tình trạng để lâu ngày gây viêm nhiễm nặng hơn. Trường hợp điều trị tại nha khoa, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau răng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhằm mang lại kết quả tốt nhất và tiết kiệm chi phí tối đa.
“Nha khoa Tulip không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”
Hy vọng chia sẻ trên đây của chúng tôi giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình về "Những cách giảm đau răng hiệu quả tại nhà" Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.
NHA KHOA TULIP
-
Hotline : 093 177 6766 - 028 6296 2606
-
Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh