MỌC THỪA RĂNG LÀ BỆNH GÌ? MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MỌC THỪA RĂNG.

MỌC THỪA RĂNG LÀ BỆNH GÌ? MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MỌC THỪA RĂNG.
Ngày đăng: 04/05/2024 09:52 AM

    1. Răng mọc thừa là gì?

    Răng mọc thừa là răng mọc thêm. Ngoài những răng bình thường thì các răng thừa có thể chen lấn mọc vào kẽ, lệch ra ngoài hoặc bên trong hàm. Răng thừa phổ biến nhất là ở răng cửa hàm trên và răng vĩnh viễn. Điển hình có thể kể đến một số trường hợp răng mọc thừa như:

    • Răng mọc chồi, răng khểnh: Là răng trồi ra bên ngoài răng chính, mọc chen chúc, răng mọc thừa phía trên, có hình dáng dị dạng, không giống răng bình thường. Răng thừa này thường nhỏ hơn răng vĩnh viễn và không có bất kỳ chức năng nào.

    • Răng mọc lẫy: Xảy ra trong thời gian trẻ em mọc răng vĩnh viễn. Đây là hiện tượng răng cửa mọc hàm dưới mọc lệch so với tiêu chuẩn vị trí trên cung hàm.

    • Răng khôn: Là 4 răng mọc thừa phía trong ở cả hai hàm hai bên. Răng khôn thực chất không có nhiệm vụ rõ ràng, thường mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen lấn với răng bên cạnh và được xem là răng thừa cần được xử lý.

    2. Những trường hợp răng mọc thừa dễ nhận thấy:

    • Răng mọc lẫy
      Tình trạng này thường gặp ở trẻ khoảng 5 – 7 tuổi, xảy ra khi răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc trồi lên khiến cho các răng cùng mọc chen chúc nhau. Răng mọc lẫy có thể mọc lệch vào trong hoặc ra ngoài ở vị trí răng cửa.

    • Răng mọc trồi (răng khểnh)

    Răng khểnh là chiếc răng nanh mọc lệch ra khỏi cung hàm. Trong quá trình mọc răng vĩnh viễn chiếc răng này thay vì mọc thẳng đều thì nó lại mọc chếch ra phía ngoài hoặc vào trong khiến hàm răng trông mất cân đối.

    Một số ít trường hợp răng khểnh có thể tạo nét duyên ngầm cho người sở hữu. Thế nhưng theo góc độ y khoa chiếc răng này không thực hiện tốt được chức năng ăn nhai như các răng khác. Thậm chí còn tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe răng miệng.

    • Răng khôn

    Bao gồm 4 chiếc răng mọc ở 4 góc trong cùng của mỗi cung hàm trong độ tuổi trưởng thành từ 18 – 25. Chiếc răng khôn thực chất không có chức năng thẩm mỹ hay ăn nhai gì.

    Bên cạnh đó vì mọc muộn khi cung hàm đã phát triển ổn định, còn ít khoảng trống nên răng khôn dễ mọc ngầm, mọc lệch, mọc chen chúc với răng bên cạnh. Vậy nên chiếc răng mọc thừa này này cần được xử lý sớm để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

    3. Nguyên nhân khiến răng mọc thừa
    Các bác sĩ nha khoa đưa ra các lý do khiến răng mọc thừa là:

    • Mầm răng phân đôi tạo ra 2 răng thừa mọc phía trên hay răng mọc thừa ở hàm trên chen chúc mọc trên cùng một vị trí.

    • Do sự hiếu động thái quá của ngà răng.

    • Do di truyền từ bố mẹ, trẻ em bị ảnh hưởng.

    • Một số trường hợp sứt môi, loạn xương đòn ở sọ, hội chứng Gardner à nguyên nhân thừa răng.

    Tuy nhiên cũng nhiều trường hợp người bình thường cũng có tình trạng mọc thừa răng.
     

    4.Các triệu chứng thường gặp khi mọc răng thừa

    Tùy thuộc vào từng cơ địa, vị trí mọc mà bệnh mọc thừa răng có thể có triệu chứng hoặc không gây bất kỳ khó chịu nào.

    Đau nhức, sốt nhẹ là một trong những dấu hiệu thường thấy khi răng thừa xuất hiện.

    Ở một số trường hợp răng thừa mọc lên có thể tạo khe giắt thức ăn rất khó vệ sinh sạch sẽ. Điều này dễ làm vi khuẩn, mảng bám tích tụ nhiều gây hôi miệng, sâu răng, viêm lợi.

    Đối với răng thừa khi mọc ngầm có thể dẫn đến hình thành nang ở xương hàm, chèn ép và khiến cho chân răng kế cận bị tiêu dần dẫn đến ăn nhai khó khăn, đau nhức dai dẳng, sức khỏe răng miệng giảm sút trầm trọng.

    5.Có các loại răng mọc thừa nào?
    Dựa trên từng hình dáng, vị trí mà răng thừa sẽ được chia thành 4 loại, gồm có:

    • Dạng hình nón

    Răng mọc thừa loại này thường gặp nhất trong bộ răng vĩnh viễn, mọc ở vị trí răng cửa của hàm trên.

    • Dạng củ

    Dạng này ít gặp hơn và thường mọc theo số chẵn. Có liên quan đến tình trạng răng cửa mọc chậm và xuất hiện tại cung hàm của răng cửa giữa hàm trên.

    • Dạng răng phụ

    Xuất hiện phổ biến tại vị trí răng cửa vĩnh viễn hàm trên.

    • Dạng u xơ răng

    Trường hợp này khá bất thường, được xem là một loại dị tật mô thừa giống khối u hoặc máu tụ. Tình trạng u răng sẽ khó nhận biết được và có thể gây ra các ảnh hưởng xấu cho quá trình phát triển của các răng khu vực lân cận.

    6.Nên xử lý răng mọc thừa như thế nào?

     răng mọc thừa phía trong hay răng mọc thừa ở hàm trên cũng dễ dàng nhận ra bằng mắt thường hoặc thăm khám, chụp X-quang răng. Một số trường hợp người mọc răng thừa sẽ có biểu hiện đau, sốt, chủ yếu là khi mọc răng khôn. Để xử lý răng thừa, tùy vào từng tình trạng và mức độ ảnh hưởng mà bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cách giải quyết phù hợp nhất.

    Một số răng thừa cần nhổ bỏ, một số không cần thiết. Để xác định có cần nhổ bỏ răng thừa hay không, nha sĩ sẽ xác định dựa trên cung hàm cụ thể của người bệnh. Việc răng thừa mọc nhưng không tạo thế 3 răng, không gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, không gây hại cho răng miệng, có thể được giữ lại.

    7. Nhổ răng mọc thừa có đau không? Nên nhổ ở đâu
    Thực tế, khi nhổ răng thừa, bạn sẽ được tiêm thuốc gây tê. Quá trình nhổ sẽ không bị đau, nhưng sau khi hết thuốc tê tầm 30 phút sẽ có cảm giác đau trở lại. Tình trạng đau âm ỉ kéo dài từ 1-2 ngày, tùy vào tình trạng răng miệng của bạn. Hiện tại, với các kỹ thuật nhổ răng hiện đại với sự hỗ trợ của các thiết bị nha khoa giúp quá trình nhổ diễn ra nhanh và hạn chế đau cho người bệnh. Bởi vậy bạn không cần quá lo lắng khi nhổ răng thừa.

    Hi vọng với những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc " Mọc thừa răng là gì? Điều trị như thế nào? , nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.

    NHA KHOA TULIP

    • Hotline : 098 929 8292 - 0972 714 340

    • Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai ,Phường 1,Q.Tân Bình ,Tp.Hồ Chí Minh 

     

     

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng