1. Nghiến răng là bệnh gì?
Nghiến răng là một hoạt động co cơ hàm vô thức. Khiến hai hàm răng khép chặt vào nhau với một lực mạnh hơn gấp nhiều lần lực nhai thức ăn. Nhiều người nghĩ nghiến răng chỉ là một triệu chứng bình thường và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng thực tế thì đây lại là nguồn cơn gây nên các biến chứng răng miệng nguy hiểm.
2. Nguyên nhân gây nên bệnh nghiến răng
Có rất nhiều những nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng:
- Do stress: Nếu như bạn đang cảm thấy căng thẳng đầu óc về mệt mỏi thì việc xả stress là điều hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, bạn bị stress nhưng lại đem nó vào giấc ngủ sẽ khiến não bộ vẫn cảm thấy căng thẳng. Điều này khiến não truyền lệnh xả stress lên các khối cơ khác nhau trong đó có cơ hàm. Điều này dẫn đến tình trạng nghiến răng về đêm.
- Do mắc mắc bệnh về thần kinh: Rối loạn thần kinh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng ban đêm. Thần kinh rối loạn dễ dàng khiến bạn mất kiểm soát được những hành động mà não bộ điề khiển.
- Do mắc bệnh lý về răng miệng: Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghiến răng hiện nay. Một số bệnh lý khiến cơn đau nhức răng hoành hành, điều nãy khiến não bỗ truyền lệnh nghiến răng giảm đau.
- Dùng nhiều chất kích thích: những đối tượng có thói quen sử dụng các thực phẩm chứa chất cafein như cà phê hay thực phẩm chứa cồn như rượu bia. Hoặc nghiện hút thuốc lá đều rất dễ gặp phải tình trạng nghiến răng khi ngủ.
3. Những tác hại của tật nghiến răng
Trước hết, nghiến răng gây ra ảnh hưởng xấu đến chính hàm răng. Do lực sử dụng khi nghiến răng lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi ăn nhai nên có thể gây ra mòn răng nếu kéo dài. Khi lớp men răng bị mòn sẽ để lộ ngà răng vàng, ê buốt và còn làm vỡ các múi răng, làm răng lung lay và bị mất răng sớm. Mòn răng sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt khiến cho người bị mòn răng trông già hơn so với tuổi.
Với người đã từng phải phục hình sứ như trám, bọc răng sứ, làm mặt dán Veneer sứ, răng cấy ghép Implant thì tật nghiến răng sẽ có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa này.
Khi nghiến răng, các cơ hàm bị co thắt khiến cho người bệnh bị mỏi, đau các cơ, đau đầu và cổ. Trường hợp các cơ này hoạt động quá mức có thể sẽ bị phì đại, làm khuôn mặt mất dần mất cân xứng hoặc có dạng vuông do phì đại các cơ cắn ở cả hai bên.
Nghiến răng còn gây ra rối loạn khớp thái dương – hàm. Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng nhẹ khó chịu hoặc bị đau ở khớp, há miệng khó, có tiếng kêu lục cục khi há miệng hoặc khi đang nhai. Tuy nhiên, những dấu hiệu của rối loạn khớp thái dương – hàm thường không được bệnh nhân phát hiện dễ dàng và nhầm lẫn với những bệnh lý khác.
4. Cách chữa trị bệnh lí nghiến răng
4.1 Điều trị về tâm lý
Khi nghiến răng do các nguyên nhân căng thẳng, áp lực. Bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh lại các rối loạn về giấc ngủ, không dùng chất kích thích, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để giữ cho tinh thần luôn thư giãn, thoải mái.
4.2 Điều trị bằng thuốc
Đối với những trường hợp bệnh nhân bị nghiến răng nặng, áp dụng các cách chữa nghiến răng thông thường không đạt hiệu quả. Các bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc giãn cơ, thuốc kiểm soát lo lắng, stress hoặc chống trầm cảm,…
4.3 Sử dụng máng chống nghiến
Bác sĩ sẽ thực hiện lấy dấu hàm và thiết kế máng chống nghiến phù hợp làm bằng vật liệu mềm hoặc nhựa acrylic dẻo để người bệnh mang vào mỗi khi đi ngủ. Máng chống nghiến có công dụng ngăn cách sự siết chặt giữa hai làm, giúp tránh tình trạng mòn răng do nghiến, ngăn tổn thương đến các cấu trúc nha chu.
4.4 Chỉnh nha
Nếu răng mọc chen chúc, lệch làm làm ảnh hưởng đến khớp cắn. Bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh nha để khớp cắn về vị trí chuẩn, làm giảm các tác động quá mức lên cơ nhai cũng như răng.
Để điều trị bệnh nghiến răng hiệu quả, bệnh nhân cần phải kiên trì thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được bỏ dở nửa chừng. Việc điều trị nghiến răng càng sớm sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất để khắc phục tình trạng này.
Hy vọng rằng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về "Bệnh nghiến răng". Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.
NHA KHOA TULIP
-
Hotline : 098 929 8292 - 0931 776 766
-
Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh