NGUYỄN NHÂN DẪN ĐẾN RĂNG SỨ BỊ Ê BUỐT KÉO DÀI

NGUYỄN NHÂN DẪN ĐẾN RĂNG SỨ BỊ Ê BUỐT KÉO DÀI
Ngày đăng: 03/05/2024 01:09 AM

    1. Những nguyên nhân khiến Răng sứ ê buốt?

    Thông thường, khi Nha khoa thực hiện đúng kỹ thuật bọc răng sứ thì hiện tượng ê buốt sẽ không xảy ra. Tình trạng ê buốt chỉ xảy ra khi mài răng, hoặc vài ngày đầu sau khi thực hiện. Còn sau đó thì tình trạng này sẽ chấm dứt hoàn toàn.

    Vì vậy, nếu một thời gian sau đó, răng vẫn bị ê buốt thì có thể do một trong những nguyên nhân sau gây nên:

    • Do trước khi bọc sứ, răng bị những vấn đề về bệnh lý răng miệng nên khi bọc răng sứ, các bác sĩ phải rút tủy ra rồi bọc mão sứ vào. Nhưng khi rút tủy lại rút không triệt để, vi khuẩn còn lưu lại. Dẫn đến sau 1 thời gian bọc mão răng sứ sẽ làm răng đau nhức trở lại, vô cùng khó chịu.
    • Do mài cùi răng quá nhiều, tác động sâu vào răng thật. Làm răng bị ê buốt trong thời gian dài.
    • Do cơ địa nhạy cảm nên khi tác động bọc răng sứ, cơ thể chưa thích ứng kịp thời nên gây ra phản ứng ê buốt.
    • Do kỹ thuật bọc răng sứ sai sót, tính toán không chính xác kích thước của răng sứ. Làm răng sứ chế tác lên không khít với cùi răng. Sau 1 thời gian khi ăn nhai, răng sứ tác động vào phần nướu gây nên ê buốt.

    2. Cách khắc phục tình trạng Răng sứ ê buốt kéo dài:

    Để khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt cần phải đến phòng khám để kiểm tra, xem xét nguyên nhân khiến răng sứ ê buốt do đâu rồi để ra phương án xử lý kịp thời. Một số phương pháp có thể giúp khắc phục tình trạng răng sứ ê buốt là:

    • Dùng gel làm mát theo chỉ định của bác sĩ:

    Nếu mài cùi gây xâm lấn quá nhiều thì cách khắc phục tạm thời là bôi gel làm mát. Tuy nhiên, thuốc cần có sự kê đơn, chỉ định của bác sĩ để tránh mua phải hàng giả hay sử dụng không đúng liều lượng. Tuyệt đối không nên tự ý mua gel làm mát để khắc phục bọc răng sứ bị ê buốt.

    • Dùng thuốc giảm đau:

    Nếu tình trạng đau nhức kéo dài và gây khó khăn trong sinh hoạt, nên đến ngay cơ sở nha khoa đã bọc răng sứ để thăm khám. Lúc này, nha sĩ sẽ kê đơn thuốc chứa các hoạt chất gây tê nhẹ ở ngưỡng an toàn trong y khoa để hỗ trợ làm giảm cơn đau từ từ.

    • Điều trị triệt để bệnh lý:

    Răng bị viêm tủy, sâu răng bác sĩ sẽ phải tháo răng sứ ra, tiến hành làm sạch ống tủy răng bằng dụng cụ nha khoa chuyên biệt để điều trị dứt điểm. Đến khi tủy răng phục hồi lại bình thường, bác sĩ mới có thể bắt đầu gắn lại mão răng sứ đúng như quy trình ban đầu.

    • Lắp lại mão sứ cho vừa khít:

    Kỹ thuật bọc răng sứ sai cách khiến răng sứ mới lắp bị kênh cộm, cho cảm giác ăn nhai không thật. Cần tháo mão sứ răng cũ, có thể mài thêm cùi răng và tiến hành điều chỉnh lại sao cho răng sứ mới lắp lại được sát khít viền nướu.

    • Thay loại răng sứ khác:

    Nếu cơ địa dị ứng với kim loại hay không phù hợp với chất liệu răng sứ cũ, bạn nên hướng tới giải pháp bọc chụp răng sứ mới bằng loại răng toàn sứ. Vì cấu tạo bởi sứ nguyên chất nên răng toàn sứ rất an toàn và thân thiện mô nướu cũng như khoang miệng.

    3. Chăm sóc Răng sứ đúng cách.

    Để răng sứ có độ bền cao, đảm bảo luôn trắng sáng và đều đẹp thì cần phải chú ý như sau:

    Vệ sinh răng miệng hàng ngày:

    • Hãy đánh răng sau mỗi bữa ăn và đặc biệt là trước khi đi ngủ.
    • Bạn nên lựa chọn bàn chải lông mềm
    • Khi chải lưu ý chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc, xoay mà không chải theo chiều ngang.
    • Sau khi ăn để làm sạch kẽ răng nên dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng, đúng cách.
    • Dùng ngón tay massage nhẹ nhàng quanh viền nướu răng sứ nhằm kích thích sự lưu thông máu nơi đường viền nướu quanh đường viền mão răng sứ.
    • Thăm khám nha khoa định kỳ để được khám lại tình trạng răng sứ cũng như khắc phục kịp thời những vấn đề về răng miệng.

    Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt:

    • Ăn nhai với lực nhai cân bằng là cách tốt nhất để tránh làm bể răng.
    • Tuyệt đối không ăn những thức ăn cứng, khó nhai vì khi bạn cắn nếu không biết cách dùng lực cân bằng sẽ dễ làm vỡ răng.
    • Hạn chế ăn những thức ăn ngọt như bánh kẹo, nước đường hay thực phẩm sẫm màu, nên ăn nhiều rau củ.
    • Không nên hút thuốc.

    Qua những thông tin trên, hy vọng chúng tôi đã giải đáp được những thắc mắc liên quan đến Nguyên nhân khiến cho răng sứ bị ê buốt kéo dài, cũng như là cách khắc phục tình trạng trên. Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ răng sứ thẩm mỹ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí.

    NHA KHOA TULIP
    Hotline : 098 929 8292 - 0931 776 766
    Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh.
     

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng