1. Răng khôn là gì?
Thực chất răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi là răng số 8. Chiếc răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới mọc răng hay khi đã thay răng mà xuất hiện cuối cùng, thường ở người trưởng thành 18 tuổi trở lên.
Do răng khôn là răng mọc sau cùng mà vòm miệng của con người thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Do đó, răng khôn mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn.
Trong quá trình tiến hóa của con người từ vài triệu năm trước bắt đầu ở loài vượn cổ thì xương hàm ở người dần dần thu nhỏ. Đến bây giờ, đa phần hàm lớn ở người chỉ có thể chứa khoảng 28 chiếc răng gồm 14 răng ở hàm trên và 14 răng ở hàm dưới.
2. Các triệu chứng khi mọc răng khôn
Khi mọc răng khôn, bạn có thể gặp những triệu chứng sau:
☛ Đau nhức, khó chịu: Do mọc răng khôn sẽ đâm vào nướu, gây nên tình trạng đau nhức khoảng 2-3tháng/1 lần, có khi vài năm tùy cơ địa của mỗi người. Vùng nướu ở vị trí răng khôn có thể bị sưng nhẹ, đồng thời đau hơn nếu chải răng hoặc ăn nhai chạm vào vị trí này.
☛ Hành sốt: Một số trường hợp mọc răng khôn không những đau nhức mà còn hành sốt, khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.
☛ Cứng khớp và đau hàm: Khi răng khôn mọc lên và chạm vào răng số 7 bên cạnh sẽ làm cho bạn khó mở miệng hơn, đồng thời cơn đau hàm cũng nặng hơn.
☛ Ăn nhai không ngon miệng: Vì nướu răng khi mọc răng khôn sẽ bị sưng đau, do đó ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, khiến bạn không còn cảm thấy ăn nhai ngon miệng.
3. Khi nào nên loại trừ chiếc răng khôn
Nhiều người vẫn băn khoăn không biết liệu có nên nhổ răng số 8 hay giữ lại chúng. Bác sĩ thường khuyến khích nhổ răng trong các trường hợp sau đây:
✅ Răng khôn mọc ở những vị trí không thuận lợi, không đủ chỗ để răng phát triển. Những vị trí răng khôn này có thể gây ra biến chứng đau nhức, nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần, có nguy cơ ảnh hưởng răng lân cận.
✅ Răng khôn mọc thẳng nhưng thiếu răng đối diện nên dễ gây trồi thụt, nhồi nhét thức ăn cần phải nhổ bỏ.
✅ Mô nướu xung quanh răng khôn có thể bị sưng viêm, lợi trùm nhiều lần.
✅ Răng khôn gây tổn thương xương hàm, nếu không điều trị có nguy cơ làm rỗng hàm, gây tổn thương dây thần kinh.
✅ Nhổ răng khôn chỉ định chỉ hình niềng răng,làm răng giả,..
✅ Răng khôn là nguyên nhân gây nên bệnh lý toàn thân khác.
Tùy vào tình trạng răng miệng thực tế, bác sĩ sẽ quan sát cả cung hàm của bạn để đưa ra quyết định điều trị tốt nhất. Trong nhiều trường hợp, được chỉ định nhổ răng nhưng cần tạm hoãn vài tháng để điều trị tốt nhất.
4. Trường hợp không nên nhổ răng khôn?
Mặc dù vậy, với những trường hợp dưới đây thì có thể giữ lại răng khôn:
Răng mọc thẳng, không gây ảnh hưởng đến các răng kế cạnh
Răng khôn đang kẹt hoàn toàn trong xương hàm, chưa gây ra biến chứng nguy hiểm
Răng khôn liên quan đến một số cấu trúc quan trọng khác như xoang hàm, dây thần kinh
Răng khôn sâu nhẹ thì có thể hàn trám để giữ lại răng thật
Bệnh nhân đang mắc một số bệnh lý nghiêm trọng như rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường, tim mạch,…
Hy vọng chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình! Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.
NHA KHOA TULIP
- Hotline : 093 177 6766 - 028 6296 2606
- Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
“Nha khoa Tulip không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”