NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG

NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG
Ngày đăng: 04/05/2024 01:19 AM

    1. Chữa tủy răng là gì?

    Chữa tủy răng là 1 phương  điều trị nhằm loại bỏ những chiếc răng bị tổn thương do sự xâm nhập của vi khuẩn (từ sâu răng hay nướu xung quanh răng) hoặc do chấn thương sẽ gây ra những cơn đau nhức khó chịu, sưng hay nhiễm trùng. Các tình trạng này khi đã lan đến tủy khiến cho viêm tủy, chết tủy, không thể hồi phục. Lúc này chúng ta cần điều trị tủy răng để bảo vệ răng khỏi bị tái nhiễm trùng và giữ lại răng thật.

    Điều trị tủy răng - HT Dental

    2. Khi nào bạn cần chữa tủy răng?

    Sau đây là một số trường hợp bạn cần phải chữa tủy răng để tránh các nguy cơ biến chứng về sau:

    • Đối với những răng bị vỡ, mẻ hoặc sâu răng diện rộng dẫn đến viêm tủy, nhiễm trùng.

    • Răng bị đau nhức âm ỉ với mức độ đau ngày càng nghiêm trọng trong thời gian dài.

    • Răng bị ê buốt hoặc nhạy cảm với đồ ăn uống quá nóng hoặc quá lạnh, sau khi ăn vẫn kéo dài cảm giác ê buốt.

    • Răng bị đau nhức dai dẳng, có thể lan đến đầu dù có uống thuốc giảm đau cũng không hết. Sau đó, cách một khoảng thời gian, người bệnh sẽ không còn cảm giác đau nhức nữa vì lúc này tủy răng đã bị hoại tử và bắt đầu tạo những ổ nhiễm trùng khoang rộng. Khi đó, bạn cần đi lấy tủy răng để ngăn ngừa những ổ nhiễm trùng này lây lan sang khu vực khác.

    • Khu vực chân răng xuất hiện mụn mủ trắng, tái đi tái lại nhiều lần. Khi những mụn mủ trắng này xuất hiện có thể sẽ không gây đau nhức cho răng nhưng sẽ làm miệng có mùi hôi khó chịu.

    • Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác kèm theo như người bệnh bị sốt cao, sưng hạch bạch huyết, sưng má…

    Lấy tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?

    3. Quy trình điều trị tủy răng sẽ như thế nào?

    Quy trình điều trị tủy răng chuyên nghiệp thường gặp tại các cơ sở nha khoa gồm các bước sau đây:

    • Bước 1: Thăm khám lâm sàng, phát hiện những dấu hiệu liên quan đến viêm tủy. Sau đó chụp X-quang.

    • Bước 2: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng và gây tê. Các mảng bám trên răng sẽ gây cản trở trong quá trình điều trị. Do vậy, nha sĩ sẽ làm sạch khoang miệng của bạn nhằm hạn chế vi khuẩn và các tác nhân khác gây nhiễm trùng răng.

    • Bước 3: Đặt đế cao su vào vị trí răng cần lấy tủy, để cách ly chiếc răng cần điều trị với môi trường miệng.

    • Bước 4: Thực hiện lấy tủy răng. Nha sĩ sẽ dùng dụng cụ khoan để tạo một đường trên răng thông với buồng tủy. Sau đó, nha sĩ sẽ làm sạch và bơm rửa buồng tủy.

    • Bước 5: Trám bít ống tủy và phục hình thân răng. Sau khi đã làm sạch xong, nha sĩ sẽ tạo hình ống tủy sao cho chuẩn và trám bít các khoảng trống của ống tủy lại bằng vật liệu chuyên dụng trong nha khoa.

    • Bước 6: Đặt lịch tái khám và dặn dò chăm sóc răng miệng sau khi lấy tủy. Trước khi bệnh nhân rời khỏi nha khoa, bác sĩ sẽ đặt hẹn lịch tái khám và dặn dò bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi lấy tủy

    Quy trình lấy tủy răng nhanh chóng, an toàn, hiện đại

    Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây chắc các bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi Những trường hợp cần điều trị tủy răng. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip  để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé. 

        NHA KHOA TULIP

    • Hotline : 098 929 8292 - 028 6296 2606

    • Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai ,Phường 1,Q.Tân Bình ,Tp.Hồ Chí Minh 

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng