1. Niềng răng là gì?
Niềng răng là kỹ thuật nha khoa sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để điều chỉnh lực kéo. Từ đó di chuyển răng về đúng vị trí chuẩn khớp cắn. Niềng răng có tác dụng cải thiện thẩm mỹ của nụ cười, giúp răng đảm bảo chức năng ăn nhai.
Hiện nay, niềng răng được phân thành nhiều loại như: Niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài tự đóng, niềng răng trong suốt Invisalign,… Mỗi loại lại có ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào nhu cầu, điều kiện và tình trạng răng mà bạn có thể lựa chọn loại mắc cài phù hợp.
Thông thường, quá trình niềng răng của một người có thể kéo dài trong 1-3 năm, thậm chí là lâu hơn, tùy theo cơ địa, mức độ lệch lạc của răng và kế hoạch chỉnh nha mà bạn và bác sĩ đã lựa chọn.
2. Nên niềng răng trong những trường hợp nào?
Chỉnh nha sẽ khắc phục hô, móm khiến khuôn mặt bạn trở nên thon gọn, V-line, và tự tin trong giao tiếp hàng ngày khi mỉm cười. Niềng răng còn giúp bạn khắc phục các bệnh lý về sai khớp cắn, phòng ngừa các biến chứng bất thường về nha và tăng độ bền của răng ít nhất 10 năm sau khi niềng. Nếu bạn thuộc các trường hợp sau, hãy chọn giải pháp niềng răng để sở hữu hàm răng chắc khỏe, nụ cười tự tin.
2.1 Răng hô (vẩu)
Đặc điểm nhận dạng là răng hàm trên chìa ra, hàm dưới thụt vào gây ra cảm giác mũi gãy, trán lệch, mất thẩm mỹ. Nhiều trường hợp hô nặng thậm chí răng chìa ra khỏi môi.
Răng hô thực chất là một bệnh lý về khớp cắn, các răng không nằm đúng vị trí chịu lực tốt nhất nên mỗi khi ăn nhai răng bị hao mòn nhiều hơn hẳn so với trường hợp khớp cắn chuẩn. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn, khó làm sạch các kẽ răng từ đó có thể gây ra các bệnh lý răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Răng hô thường có xu hướng nặng dần theo thời gian. Đặc biệt khi bệnh nhân già đi hoặc gầy đi thì dấu hiệu hô vẩu sẽ càng ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt nhiều hơn.
2.2 Răng món khớp cắn ngược
Ngược lại với trường hợp hô, khi bị móm thì xương hàm dưới sẽ đưa ra phía trước khiến răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm và không thể khép kín miệng. Răng món khiến khuôn mặt bị biến dạng và khả năng ăn nhai giảm sút.
Nếu khớp răng ngược thường do răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới hoặc do trẻ có thói quen trượt hàm sang bên theo xu hướng không thuận lợi.
Khớp cắn ngược gây ra tình trạng mặt gãy do phần cằm nhô chìa phía trước, rất dễ nhận thấy, khuôn mặt có xu hướng thiếu cân đối, già hơn so với tuổi.
2.3 Răng khấp khểnh, chen chúc
Răng khấp khểnh, chen chúc là tình trạng thường gặp, chiếm tỷ lệ cao nhất trong rối loạn khớp cắn. Đây là tình trạng răng mọc lệch ra khỏi vị trí ban đầu trên cung hàm, có thể trồi lên, thụt vào hay mọc chen chúc lên nhau.
Khi răng mọc lộn xộn như vây sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng. Nhất là trong quá trình ăn uống, các vụn thức ăn giắt lại trong kẽ răng, khó vệ sinh răng miệng. Lâu dần tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, hình thành các mảng bám, gây sâu răng, hôi miệng hoặc các bệnh lý răng miệng khác.
Vậy nên, niềng răng dịch chuyển răng về đúng vị trí trên khuôn hàm sẽ giúp phòng tránh bệnh lý nha khoa nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
2.4 Răng thưa hở, kẽ
Răng thưa là tình trạng bị thiếu răng hay khoảng cách giữa hai răng quá xa nhau. Tình trạng này xảy ra khi có hiện tượng di răng (hậu quả của mất răng) hay răng quá nhỏ so với cung hàm.
Răng thưa không chỉ khiến việc phát âm trở nên khó khăn hơn đặc biệt là khi nói ngoại ngữ mà còn làm cho khuôn mặt thiếu thẩm mỹ, tự ti khi giao tiếp, sinh hoạt.
Khi niềng răng, một lợi thế của tình trạng răng này là tốn ít thời gian hơn các dạng sai lệch khác. Hạn chế được việc nhổ răng khi niềng và chi phí cũng ít tốn kém hơn.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên giúp bạn hiểu hơn về "Niềng răng". Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.
NHA KHOA TULIP
-
Hotline : 098 929 8292 - 0972 714 340
-
Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai ,Phường 1,Q.Tân Bình ,Tp.Hồ Chí Minh