RĂNG CHẾT TỦY: DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

RĂNG CHẾT TỦY: DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Ngày đăng: 01/05/2024 07:40 PM

    Tủy răng là nguồn cung cấp dinh dưỡng để nuôi răng chắc khỏe, do đó tủy răng chính là phần quan trọng nhất của một chiếc răng. Vậy  dấu hiệu nào cho thấy răng bạn đang dần chết tủy? và điều trị như thế nào. Hãy cùng nha khoa tulip làm rõ những khúc mắc trên nhé!

    1. THẾ NÀO LÀ RĂNG CHẾT TỦY?

    Một chiếc răng khỏe mạnh sẽ có cấu tạo bởi 3 lớp gồm có: men răng, ngà răng và tủy răng. Tủy răng là lớp nằm trong cùng được bao bọc bên ngoài là men răng và ngà răng, giúp bảo vệ tủy một cách tốt nhất. Vì thế khi men răng và ngà răng bị tổn thương sẽ dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm vùng tủy răng, hoại tử và nghiêm trọng nhất là làm chết tủy răng.

    Khi bạn gặp phải tình trạng đau nhức răng, nướu bị sưng tấy và thường xuyên xuất hiện những cơn đau hành hạ về đêm là những dấu hiệu cho thấy răng bị viêm và chết tủy. Răng bị chết tủy rất dễ bị gãy vỡ. Tùy theo mức độ tổn thương mà răng sẽ trải qua các giai đoạn như sau:

    • Giai đoạn viêm tủy hồi phục (có thể hồi phục lại)

    Khi tủy răng bị tổn thương, bạn sẽ thường xuyên cảm nhận được tình trạng ê buốt, nặng nhất là khi về đêm. Ngoài ra khi bạn ăn các đồ ăn nóng lạnh thì cơn đau sẽ càng nhức nhối và kéo dài dai dẳng hơn.

    • Giai đoạn viêm tủy mãn tính

    Cơn đau nhức ngày càng diễn ra thường xuyên và kéo dài hơn so với trước. Lúc này răng cực kỳ nhạy cảm và dễ bị đau nhức khi cử động.

    • Giai đoạn viêm tủy cấp tính

    Khi ở giai đoạn này sẽ xuất hiện các cơn đau răng bất chợt, có thể cơn đau sẽ kéo dài vài tiếng đồng hồ với mức độ thường xuyên hơn. Trong trường hợp nướu răng bị tổn thương có thể sẽ bị tích mủ. Điều này làm cho các mô thịt bị đẩy nên và gây ra ê buốt rất dữ dội.

    • Giai đoạn hoại tử tủy

    Giai đoạn cuối cùng khi răng bị chết tủy là bạn không còn cảm giác gì, không cảm nhận được sự ê buốt cũng như đau nhức của răng. Răng sẽ ngày một yếu đi do bị mất nguồn dinh dưỡng tủy răng mang lại, dần dần sẽ bị lung lay và gãy.

    Răng chết tuỷ tồn tại được bao lâu và có nguy hiểm không?

    2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RĂNG BỊ VIÊM TỦY

    Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng răng bị viêm tủy:

    Tủy chết do sâu răng

    Đây là trường hợp phổ biến nhất. Khi bạn bị sâu răng, nếu răng bạn không được chăm sóc và chữa trị kịp thời, sẽ khiến tủy răng tổn thương ngày một nặng hơn, dẫn đến chết tủy.

    Răng mẻ, vỡ, nứt…

    Các trường hợp này sẽ khiến mạch máu và nguồn nuôi tủy không cung cấp được chất dinh dưỡng cho tủy, lâu ngày sẽ dẫn đến chết tủy.

    Nhiễm trùng nướu

    Các trường hợp nhiễm trùng như viêm nha chu, viêm chân răng,… nếu không được điều trị kịp thời, lâu ngày cũng sẽ dẫn đến chết tủy.

    3. CÁC DẤU HIỆU CHO THẤY RĂNG BẠN BỊ CHẾT TỦY

    Đau nhức, nướu răng sưng tấy và những cơn đau răng thường xuyên xuất hiện về đêm là những dấu hiện cho thấy dấu hiệu răng bị viêm và chết tủy. Răng bị chết tủy rất dễ bị gãy vỡ. Tùy theo mức độ răng bị tổn thương, tủy răng sẽ rơi vào tình trạng khác nhau qua các giai đoạn dưới đây:

    Giai đoạn viêm tủy hồi phục (giai đoạn tủy răng có thể hồi phục):

    Khi tủy răng bị tổn thương, các cơn đau nhức lúc này sẽ kèm theo các dấu hiệu ê buốt, đặc biệt nặng hơn về đêm. Ngoài ra, khi bạn dùng thực phẩm nóng hoặc lạnh, sẽ xuất hiện cơn đau dai dẳng.

    Giai đoạn viêm tủy không phục hồi (giai đoạn tủy răng không thể hồi phục):

    Bắt đầu xuất hiện những cơn đau bất chợt, đôi khi kéo dài hàng giờ đồng hồ với mức độ thường xuyên. Đối với những trường hợp nướu răng đang tổn thương bị tích mủ, sẽ khiến các mô thịt bị đẩy lên, gây ra ê buốt dữ dội.

    Giai đoạn hoại tử tủy (giai đoạn tủy răng đã chết):

    Đây là mức độ cảnh báo nghiêm trọng, cho thấy răng bạn bị chết tủy rõ ràng nhất. Đến lúc này, bạn sẽ không còn cảm giác đau nhức đối với chiếc răng chết tủy. Và chiếc răng đó có thể bị lung lay, gãy, thậm chí rơi khỏi hàm. 

    Do đó, để tránh tình trạng răng chết tủy xảy ra, khi bạn cảm thấy răng có các dấu hiệu như được đề cập, bạn nên đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và được bác sĩ tư vấn biện pháp điều trị kịp thời.

    4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RĂNG CHẾT TỦY

    Khi răng có dấu hiệu răng chết tủy, lúc này răng bạn đã bị tổn thương nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời. Vì kể từ thời điểm răng chết tủy, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng mất răng nhanh chóng. Khi đó, để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, bạn cần thiết phải dùng đến các phương pháp trồng răng, như thế sẽ tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian điều trị.

    Hiện nay, phương pháp chữa trị được cho là hiệu quả nhất cho trường hợp viêm, chết tủy răng, là phải lấy sạch tủy rồi trám lại.

    Quy trình điều trị tủy gồm có 5 bước như sau:

    • Bước 1: Thăm khám và chụp ảnh X-quang

    Bác sĩ sẽ dựa trên phim chụp X-quang của bạn để xem xét tình trạng và mức độ viêm tủy nặng hay nhẹ, xác định được chiều dài ống tủy sau đó lên kế hoạch điều trị chi tiết.

    • Bước 2: Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và tiến hành gây tê

    Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân có nguy cơ làm nhiễm trùng răng, sau đó tiêm tê để giảm đau cho người được điều trị.

    • Bước 3: Tiến hành đặt đế cao su

    Đế cao su sẽ được đặt ôm sát vào răng với mục đích ngăn chặn hóa chất sử dụng trong quá trình điều trị tủy răng không bị rơi vào đường tiêu hóa.

    • Bước 4: Tiến hành điều trị tủy

    Đầu tiên bác sĩ sẽ mở một đường trên bề mặt răng có thông đến ống tủy. Sau đó sử dụng dụng cụ chuyên dụng để hút sạch tủy chết ra ngoài. Tiếp theo là tạo hình ống tủy và lấp đầy lại buồng tủy trống bằng vật liệu Gutta Percha.

    • Bước 5: Trám bít ống tủy

    Răng sẽ được phục hình lại bằng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ tùy theo tình trạng răng miệng của bạn. Với bọc răng sứ thẩm mỹ, răng thật sẽ được bao bọc bên trong răng sứ để ngăn chặn mọi kích thích từ bên ngoài. Bên cạnh đó răng sứ cũng giúp duy trì thẩm mỹ của hàm răng cũng như khả năng ăn nhai.

    Sau khi chữa tủy, biện pháp tốt nhất nhằm bảo vệ chiếc răng vừa mới lấy tủy là bọc sứ lại chiếc răng đó. Bởi răng chết tủy sẽ không còn dinh dưỡng nên yếu đi nhiều và rất dễ bị gãy, vỡ. Việc bọc sứ sẽ giúp chân răng đứng vững và đảm bảo chức năng ăn nhai, cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ.

    Giá lấy tủy răng bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

    Hy vọng chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn hiểu hơn về "Răng chết tủy". Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.

    NHA KHOA TULIP

    • Hotline : 098 929 8292 - 0931 776 766

    • Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh 

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng