RĂNG KHÔN CÓ NÊN NHỔ KHÔNG?RĂNG KHÔN CÓ TÁC DỤNG GÌ?

RĂNG KHÔN CÓ NÊN NHỔ KHÔNG?RĂNG KHÔN CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Ngày đăng: 04/05/2024 09:20 AM

     

    Răng khôn là gì?







                                                           Răng khôn mọc ngầm đâm vào chân răng kế bên

     

     

    Thực chất răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi là răng số 8. Chiếc răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới mọc răng hay khi đã thay răng mà xuất hiện cuối cùng, thường ở người trưởng thành 18 tuổi trở lên.

     

     

    Do răng khôn là răng mọc sau cùng mà vòm miệng của con người thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Do đó, răng khôn mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn.

     

     

    Có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không can thiệp kịp thời, khiến phần nướu răng sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu...



    Răng khôn có tác dụng gì?

     

     

    Thực chất những chiếc răng số 8 này gọi là răng khôn bởi chúng thường mọc khi con người đã trưởng thành, ở độ tuổi khôn lớn, có thể tự nhận thức mọi thứ.

     

     

    Do xuất hiện muộn, phải trải quá trình mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi, khiến mọi người gặp không ít đau đớn và phiền toái. Do đó, với nhiều người, răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.
     

     

     

    Dấu hiệu khi mọc răng khôn





                                                                  Răng khôn mọc làm nướu bị sưng đỏ

     

     

    Quá trình mọc răng khôn thường diễn ra không liên tục. Tuỳ vào cơ địa của mỗi người mà răng khôn sẽ có thời gian mọc và số lượng mọc khác nhau. Chính vì thế, không phải ai cũng có biểu hiện mọc răng khôn giống nhau. Dưới đây là một số triệu chứng mọc răng khôn thường gặp bạn có thể tham khảo để nhận biết mình có đang mọc răng khôn hay không:

     

     


    • Nướu bị sưng hoặc tấy đỏ


    •  

     

     

    Hiện tượng sưng hoặc tấy đỏ nướu khi mọc răng khôn khá phổ biến và dễ nhận biết. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do răng khôn bị mọc kẹt, mọc ngầm bên dưới nướu, không thể trồi lên hoàn toàn nên làm cho vùng nướu tại vị trí đó bị tổn thương và sưng phồng lên, gây đau nhức, khó chịu.

     

     

    Dấu hiệu này có thể nhận biết bằng mắt thường khi nhìn qua gương nếu răng khôn mọc kẹt ở hàm dưới. Còn với hàm trên, bạn có thể dùng lưỡi hoặc tay để cảm nhận độ sưng của nướu.

     

     


    • Cơn sốt đột ngột và thất thường


    •  

     

     

    Trong một số trường hợp, răng khôn có thể gây sốt đột ngột và kéo dài. Đó là do khi nó mọc lên đã phá vỡ màn chắn của lớp niêm mạc khiến các vi khuẩn tích tụ trong mảng bám có cơ hội tấn công vào vùng nướu xung quanh răng khôn đang bị viêm. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản ứng với tình trạng viêm nên dẫn đến sốt kèm đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

     

     


    • Đau nhức


    •  

     

     

    Biểu hiện thường gặp nhất khi răng khôn mọc chính là trạng thái đau nhức âm ĩ. Có một số người, tình trạng đau nhức có thể không quá rõ ràng, chỉ đau trong thời gian nhất định, ví dụ như khi nhai hoặc chải răng trúng vị trí đó nên mới cảm thấy đau nhói, còn bình thường thì ít cảm nhận được.

     

     

    Ngược lại, nhiều người thậm chí không thể ăn uống và ngủ ngon vì cơn đau dữ dội và liên tục. Nếu cơn đau kéo dài thì cách tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra vì có thể răng khôn đang bị mọc kẹt trong xương hàm.

     

     


    • Hơi thở có mùi hôi


    •  

     

     

    Răng khôn mọc nghiêng ngả hoặc mọc một phần, phần còn lại trồi lên tạo khe hở với nướu sẽ khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt, khó vệ sinh. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh, gây ra mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến giao tiếp.

     

     


    • Hàm bị co cứng, khó cử động


    •  

     

     

    Đây cũng là một dấu hiệu dễ nhận biết khi răng khôn ló dạng. Nguyên nhân gây tình trạng này là do nướu bị sưng tấy, đau nhức dẫn đến cơ hàm bị co cứng, khó cử động. Lúc này, chức năng ăn nhai sẽ bị giảm sút, gây cảm giác chán ăn, lười nhai.



    Có nên nhổ răng khôn không?





                                                                        Răng khôn bị mọc nghiêng cần phải tiểu phẫu

     

     

    Nên nhổ răng khôn hay không là thắc mắc của rất nhiều người khi bắt đầu xuất hiện những biến chứng khó chịu do chiếc răng đặc biệt gây ra như: sưng viêm, đau nhức… Trước những ảnh hưởng tiêu cực mà răng khôn mang lại thì bác sĩ sẽ thường chỉ định nhổ bỏ để ngăn ngừa sự phát tán hay lây lan sang những vùng răng khác.

     

     

    Có phải răng khôn nào cũng bắt buộc nhổ không? Câu trả lời là không phải trường hợp nào cũng bắt buộc loại bỏ răng khôn. Bởi bất kỳ cuộc giải phẫu nào, dù là tiểu phẫu cũng ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của bạn. Bạn có thể giữ lại răng khôn nếu như:

     

     


    • Răng khôn mọc thẳng


    •  

     

     

    Nếu răng khôn mọc lên bình thường như các răng khác, không bị mắc kẹt dưới mô nướu hoặc trong xương hàm sẽ không gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lơ là trong vấn đề vệ sinh răng miệng, cần thực hiện đúng các thao tác chăm sóc răng để bảo vệ cũng như ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, sâu răng.

     

     


    • Các bệnh lý mãn tính


    •  

     

     

    Nếu bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, rối loạn đông máu, đái tháo đường… thì không nên nhổ răng khôn. Bởi việc làm này rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

     

     

    Để biết được có nên nhổ răng khôn khi chúng bắt đầu xuất hiện hay không, cách tốt nhất bạn nên tìm đến những nha khoa uy tín, đảm bảo để bác sĩ thăm khám và kiểm tra. Từ đó đưa ra lời tư vấn và thủ thuật điều trị phù hợp cho trường hợp của bạn.

     

     

     

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng