1. Sâu răng là gì?
Sâu răng được hiểu theo cách đơn giản nhất là tình trạng tổn thương mô cứng ở răng. Hay còn được gọi là quá trình hủy khoáng. Những tổn thương này do kết quả quá trình hoạt động và phát triển của vi khuẩn gây ra. Sâu răng là một dạng bệnh lý phổ biến về răng miệng ở cả Việt Nam và trên thế giới. Tỷ lệ sâu răng thường cao nhất ở trẻ em. Ai cũng có khả năng mắc bệnh sâu răng kể cả trẻ sơ sinh.
2. Nguyên nhân gây sâu răng là gì?
Mặc dù sâu răng là bệnh lý phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa có hiểu biết chính xác về vấn đề này. Thậm chí nhiều người còn nghĩ rằng sâu răng là do “sâu” đục và kí sinh trong răng. Đây là một hiểu lầm không hiếm người mắc phải. Vậy thực chất nguyên nhân gây ra sâu răng là gì?
-
Mảng bám là những lớp màng trên răng được hình thành bởi đường và tinh bột. Chúng được hình thành và bám trên bề mặt sau khi ăn từ 15-20 phút. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ lâu dài mảng bám sẽ tạo thành vôi răng, chúng bám lên viền nướu và trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn.
-
Vi khuẩn gây trú ngụ trong vôi răng và tiêu hóa phần mảng bám. Chúng tạo ra axit và ăn mòn lớp khoáng chất ở men răng. Sau đó ăn dần vào tới ngà và tủy răng. Lúc này chúng ta sẽ cảm nhận được sự ê buốt.
-
Khô miệng: Nước bọt giúp rửa trôi mảng bám trên răng, nếu bạn bị khô miệng, hạn chế tiết nước bọt, mảng bám có thể tích tụ nhanh hơn thúc đẩy quá trình gây sâu răng.
-
Khi vi khuẩn gây sâu răng phát triển mạnh. Chúng sẽ gây viêm và sưng buồng tủy.
3. Răng sâu điều trị như thế nào?
3.1 Thăm khám và tư vấn
Để đưa ra chỉ định thích hợp nhất cho từng trường hợp sâu răng cụ thể, trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám và chụp X-quang cẩn thận, từ đó nhận định tình trạng sâu răng như thế nào để lựa chọn phương pháp thích hợp cho bệnh nhân.
3.2 Phương pháp trám răng
Trám răng, đôi khi được gọi là phục hồi răng, là phương pháp điều trị chủ yếu khi sâu răng đã tiến triển qua các giai đoạn men răng bị xói mòn nhưng ở mức độ sâu răng nhẹ với mục đích là bịt kín lỗ sâu, không cho vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài xâm nhập hủy hoại tủy răng.Trường hợp răng sâu đã lan đến tủy, Bác sĩ có thể điều trị tủy hoặc lấy tủy răng trước khi trám.
3.3 Phương phám bọc răng sứ
Bọc răng sứ được xem là phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả, giúp răng không bị vi khuẩn xâm nhập trở lại, duy trì độ bền chắc và khả năng ăn nhai như bình thường. Bọc răng sứ thường được chỉ định cho các trường hợp sâu răng ở nhiều mức độ khác nhau, có các khuyết điểm về hình thể và màu sắc, còn giữ được chân răng.
3.4 Phương pháp nhổ răng
Đây là trường hợp xấu nhất khi sâu răng đã tấn công và làm chết tủy. Đồng thời chúng khiến phần hàm bao bọc quanh chân răng bị viêm và xương. Trong trường hợp này các nha sĩ buộc phải loại bỏ răng, nạo vét và làm sạch ổ sâu.
4. Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày
- Sử dụng chỉ nha khoa/ tăm nước để làm sạch kẽ răng ít nhất một lần một ngày;
- Súc miệng với nước hoặc nước súc miệng sau bữa ăn
- Ăn thức ăn tốt cho răng;
- Khám nha sĩ thường xuyên để làm sạch răng và kiểm tra răng miệng.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên giúp bạn hiểu hơn về răng sâu và cách điều trị. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.
NHA KHOA TULIP
-
Hotline : 098 929 8292 - 0972 714 340
-
Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai ,Phường 1,Q.Tân Bình ,Tp.Hồ Chí Minh