SÂU RĂNG CÓ GÂY HÔI MIỆNG KHÔNG?CÁCH CHỮA TRỊ

SÂU RĂNG CÓ GÂY HÔI MIỆNG KHÔNG?CÁCH CHỮA TRỊ
Ngày đăng: 04/05/2024 09:27 AM

    Hôi miệng là gì?

    Hôi miệng là một trong những vấn đề răng miệng khiến nhiều người khó chịu vì những bất tiện mà nó gây ra. Hôi miệng làm cho bạn thiếu tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng đến những người xung quanh và làm mất cân bằng cuộc sống của mỗi người. 
    Bên cạnh đó, hôi miệng có thể là biểu hiện của bệnh lý răng miệng và bệnh lý toàn thân nói chung. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không quan tân đến vấn đề này và còn lơ là đến mối nguy hại từ chứng hôi miệng.
    Sâu răng có gây hôi miệng không?



    Hôi miệng hình thành do nhiều yếu tố tác động. Trong đó, chủ yếu là bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu hoặc có thể là do sự chăm sóc răng miệng không đúng cách, không khoa học. Sâu răng có gây hôi miệng không được khá nhiều người quan tâm.

    Sâu răng có thể gây hôi miệng nguyên nhân là do các vi khuẩn Streptococcus mutans là nguyên nhân chính gây nên bệnh sâu răng, chúng phân hủy các chất bột đường từ thức ăn để tạo ra axit ăn sâu vào men răng và tạo thành các lỗ sâu. Đây chính là nơi lý tưởng để mảng bám tiếp tục tích tụ, gây mùi hôi miệng.

    Nếu răng không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, những mảng bám thức ăn và vi khuẩn sẽ tấn công men răng gây ra sâu răng và những mùi hôi miệng khó chịu.

    Điều trị sâu răng nhanh chóng bằng cách nhanh nhất là đến nha khoa để bác sĩ khám và kiểm tra tình trạng sâu để có phương án thích hợp. Quan trọng là lựa chọn một nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình điều trị.

    *Các giai đoạn diễn biến của sâu răng


    Sâu răng ở giai đoạn đầu vi khuẩn gây sâu răng vừa được hình thành và trên răng bắt đầu xuất hiện các đốm trắng, các cơn đau hầu như chưa xuất hiện thì có thể khắc phục bằng các biện pháp tự nhiên tại nhà như tỏi, muối, lá trầu không,…an toàn và không gây kích ứng
     

    Sâu răng giai đoạn 2 các lỗ đen nhỏ dần xuất hiện, các vết đen sâu răng li ti và cấu trúc răng bị tổn hại, men và ngà răng bị phá hủy. Các cơn đau nhức, ê buốt bắt đầu xuất hiện khi có kích thích từ bên ngoài.

    Điều trị bằng cách trám răng sâu bằng vật liệu Composite để bổ khuyết vào chỗ trống sâu răng sau khi điều trị lấy hết vi khuẩn sâu răng.

    Giai đoạn 3 thì các lỗ đen có dấu hiệu lan rộng và ăn sâu vào tủy, những cơn đau nhức sẽ diễn ra với tần suất lớn hơn. Khi đó, loại bỏ các vi khuẩn bằng chữa tủy làm sạch hết các vi khuẩn. Sau đó, răng rất giòn và dễ gãy thì cần phải bọc răng sứ để bảo vệ răng thật bên trong.
     

    Điều trị hôi miệng do sâu răng gây ra hiệu quả
     

    Chứng hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, vậy nên dựa vào nguyên nhân để điều trị phù hợp. Điều đầu tiên là bạn cần đến nha khoa để thăm khám và được bác sĩ tư vấn tình trạng.

    Hôi miệng do sâu răng gây ra cần xác định mức độ chính xác mới đưa ra được phương pháp điều trị dứt điểm. Thông thường, bác sĩ sau khi xem xét tình hình sẽ chỉ định trám răng hay bọc sứ cho răng sâu.

    Bạn nên nhanh chóng điều trị dứt điểm sâu răng để giải quyết nhanh tình trạng hôi miệng cũng như bảo vệ sức khỏe cho răng trên cung hàm.

    Bên cạnh đó, cần chú trọng đến vấn đề vệ sinh răng miệng để ngăn chặn và phòng ngừa sâu răng, viêm nướu cũng như hôi miệng:

    + Chải răng đúng cách: Hầu hết chúng ta không có khái niệm chải răng đúng cách, chỉ là thực hiện những thao tác qua loa, sơ sài. Chải răng đúng cách giúp bạn làm sạch vi khuẩn và khoang miệng, ngăn ngừa bệnh viêm nướu. Do đó, giúp bạn có hơi thở dễ chịu.

                                                                                                                           Hướng dẫn chải răng đúng cách

    Bạn nên thực hiện chải răng ít nhất ngày 2 lần, sau khi thức dậy và sau mỗi bữa ăn. Lưu ý là không nên chải răng quá nhiều lần trong ngày. Khi thao tác chải răng, bạn nên chọn bàn chải lông mềm, cầm bàn chải nghiêng 45 độ chải từ trên xuống dưới, từ trái qua phải trong vòng 3 – 4 phút.

    + Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng: Hằng ngày, sau khi ăn bạn có thể dùng  chỉ nha khoa và nước súc miệng thay thế dùng tăm xỉa răng nhằm loại bỏ những vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng.

    + Chế độ ăn uống tốt: Bạn không nên ăn những thực phẩm chứa quá nhiều đường, những thực phẩm cứng, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời, những thực phẩm quá dẻo, quá dai và thực phẩm có mùi nặng thì cũng hạn chế tiêu thụ.

    Trên đây là những vấn đề về chứng hôi miệng chúng ta cần biết. Để có được hơi thở dễ chịu và khoang miệng sạch sẽ bạn nên biết cách vệ sinh răng miệng hiệu quả và nên tiến hành thăm khám định kì răng miệng từ 3 – 6 tháng/lần nhằm đảm bảo răng miệng luôn được khoẻ mạnh.

     

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng