1. Sâu răng là gì?
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phá hoại cấu trúc của răng tạo thành những lỗ trên bề mặt răng. Sâu răng có thể diễn ra ở bề mặt thân răng hoặc chân răng, tiến triển từ từ qua men răng, ngà răng và nặng nhất là xâm nhập và phá hoại tủy.
Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Nhưng bất cứ ai có răng đều có thể bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh.
Sâu răng nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng và đối với những ca nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả cơ thể.
2. Nguyên nhân gây ra sâu răng
Sâu răng được hình thành từ hai yếu tố chính: vi khuẩn trong miệng và lượng đường cao trong thức ăn. Dưới đây là những nguyên nhân gây sâu răng trong cuộc sống hằng ngày:
-
Không đánh răng thường xuyên
-
Đánh răng không đúng cách
-
Ăn đồ ngọt quá nhiều
-
Chân răng yếu, hoặc bị nứt, vỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
-
Việc ăn quá nhiều, biếng ăn hay ăn uống không đúng giờ cũng gây nên rối loạn tiêu hóa, tạo môi trường lý tưởng cho sâu răng phát triển.
-
Nướu tụt khỏi hàm sẽ hình thành mảng bám trên rễ chân răng. Các ngà răng trở thành mục tiêu của vi khuẩn, tấn công đến cả chân răng.
3. Sâu răng gây nên những hậu quả nào?
Như đã thông tin, sâu răng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến vấn đề sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là khi sâu răng đã tiến triển tới giai đoạn nặng đi. Cụ thể như sau:
-
Đau nhức vùng răng sâu, sưng nướu, sưng má
-
Gây nhiễm trùng chóp răng, apxe răng
-
Gián tiếp làm trầm trọng thêm các bệnh về hô hấp, tim mạch
Vi khuẩn sâu răng có thể xâm nhập vào mạch máu, gây suy giảm miễn dịch và làm trầm trọng thêm các bệnh lý về hô hấp, tim mạch, tiểu đường… Thậm chí, vi khuẩn sâu răng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, khó lường trước như: Viêm tủy, viêm nội khớp, viêm xương…
4. Cách khắc phục bệnh sâu răng hiệu quả
Răng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cơ thể tiếp thu dưỡng chất cần thiết thông qua việc nghiền nát thức ăn. Vì thế, khi bị sâu răng nặng, bạn cần khắc phục bệnh lý sớm để chức năng năng được ổn định, từ đó sức khỏe được duy trì.
Đối với trường hợp sâu răng nhẹ, bác sĩ có thể hàn trám răng, bọc răng sứ để khôi phục khả năng ăn nhai ở người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng, can thiệp biện pháp trám răng hay bọc răng sứ không mang lại hiệu quả thì lúc này bắt buộc nha sĩ phải nhổ răng để bảo toàn các răng kế cận, ngăn cản sâu răng lan sang các vị trí khác.
Vì thế, để ngăn ngừa tình trạng sâu răng, ngay khi răng miệng còn khỏe mạnh, bạn hãy chú ý tới vấn đề vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày bằng cách:
► Chải răng đều đặn và thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày, sau bữa ăn khoảng 30 phút.
► Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám vôi răng – nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sâu răng.
► Bổ sung thêm Flour – giúp răng miệng chắc khỏe cho răng bằng cách dùng các sản phẩm chứa nồng độ Flour thích hợp như: Nước súc miệng, kem đánh răng…
► Hạn chế đồ ăn chứa quá nhiều tinh bộ và đường
► Bổ sung thêm rau xanh và hoa quả như: Táo, dâu tây để hỗ trợ làm sạch mảng bám trong các bữa ăn hằng ngày.
► Bạn nên tái khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và có phương án điều trị sớm, không để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc về "Bệnh sâu răng". Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.
NHA KHOA TULIP
-
Hotline : 098 929 8292 - 028 6296 2606
-
Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh