TẨY TRẮNG RĂNG CÓ TRẮNG KHÔNG?CÓ HẠI CHO MEN RĂNG KHÔNG?
Ngày đăng: 20/06/2022 09:50 AM
Hãy cùng tìm hiểu Tẩy Trắng Răng là gì?
Tẩy trắng răng là phương pháp dùng các chất oxy hoá (Carbamide Peroxide – tẩy trắng tại nhà hoặc Hydrogen Peroxideo – tẩy trắng tại phòng nha) cho thấm qua lớp men, khi kết hợp với năng lượng ánh sáng sẽ tạo ra phản ứng oxy hoá cắt đứt các chuỗi phân tử màu trong ngà răng, giúp răng trắng sáng bật tone mà không làm tổn hại bề mặt răng hay bất kỳ yếu tố nào trong răng.
Tẩy trắng răng tại nha khoa Tulip
Tẩy trắng răng có hại cho men răng không?
Thực tế, tẩy trắng răng KHÔNG CÓ HẠI gì nếu thực hiện đúng tại địa chỉ nha khoa uy tín. Còn nếu bạn thực hiện tại địa chỉ kém chất lượng, bạn rất có thể sẽ nhận những hậu quả nghiêm trong như:
– Mòn men răng
– Nướu lợi sưng đỏ, phồng rộp, đau rát.
– Răng trở nên nhạy cảm hơn với các thực phẩm nóng, lạnh…
Nếu như bạn thực hiện tẩy trắng tại nhà cũng nên có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ nha khoa, tránh tình trạng sử dụng thuốc bên ngoài không rõ nguồn gốc với nồng độ tùy ý, có thể lan xuống nướu, dẫn đến các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.
Chính vì vậy, để có được kết quả tẩy trắng tốt nhất, đồng thời hạn chế mọi biến chứng có thể xảy ra, bạn nên cân nhắc và lựa chọn địa chỉ tẩy trắng răng an toàn và uy tín.
Trước và sau khi tẩy trắng răng
Những yếu tố khiến răng bị vàng-ngà màu?
Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây nhiễm màu răng :
Nhiễm màu trên bề mặt răng (hay còn gọi là do yếu tội ngoại sinh)
- Sử dụng thực phẩm, đồ uống có màu như: socola, trà, cafe, rượu vang, nghệ, sốt cà chua… làm xói mòn men răng, ảnh hưởng đến vẻ đẹp tự nhiên
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá lâu ngày làm các hoá chất bám lên lớp màng mỏng trên răng làm răng bị xỉn màu.
- Vệ sinh răng miệng kém: Đánh răng không đúng cách làm vi khuẩn phát triển, gây các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi… và làm răng xỉn màu.
- Nước súc miệng: Các nước súc miệng chứa Chlorhexidine, Hexetidine có thể làm răng nhiễm màu nếu sử dụng trong thời gian dài.
Nhiễm màu sâu bên trong cấu trúc răng (nhiễm màu nội sinh)
- Do tuổi tác: Theo thời gian, lớp ngoài men răng bị mòn dần, tiếp xúc với càng nhiều loại thực phẩm – đồ uống có sắc tố gây nhiễm màu khiến tình trạng bị nhiễm màu trở nên trầm trọng hơn
- Do di truyền: Màu răng có thể di truyền trong cấu tạo men răng dày hoặc mỏng. nếu lớp men này càng mỏng, càng thấy rõ ngà răng vàng bên trong. Nếu như hầu hết các thành viên trong gia đình có hàm răng xỉn màu thì nguy cơ bạn cũng bị vàng răng là rất cao.
- Nhiễm kháng sinh Tetracycline: Nhiễm màu Tetracycline có thể chia thành 4 mức độ: vàng, nâu, xám, tím.
- Florua dư thừa: Sử dụng nguồn nước có nồng độ Fluor cao, dùng quá liều kem đánh răng Fluoride hoặc bổ sung florua bằng đường uống có thể làm đổi màu trong cấu trúc răng.
Trường hợp nào không nên tẩy trắng răng?
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Những hoạt chất có trong thuốc tẩy trắng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé sau này.
- Trẻ chưa đủ 16 tuổi: thuốc tẩy trắng có thể gây kích thích tủy, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn.
- Người đang mắc bệnh viêm nha chu, răng sâu, mòn cổ răng.
- Người có dấu hiệu dị ứng với thuốc tẩy
Sau khi tẩy trắng, khách hàng có thể gặp phải tình trạng ê buốt răng, đây là biểu hiện bình thường và sau một vài ngày sẽ biến mất.
Những điều cần lưu ý sau tẩy trắng:
Sau khi thực hiện tẩy trắng bạn cần phải kiêng đồ ăn, thực phẩm bám màu mạnh trong vòng 2 tuần, tránh ăn đồ quá nóng, quá lạnh và chăm sóc răng miệng kỹ càng để tránh nhiễm màu lại.
Việc tẩy trắng cần được thực hiện tại các địa chỉ nha khoa uy tín để có được kết quả tẩy trắng như mong muốn, an toàn cho sức khỏe răng miệng