1. Răng sữa là gì?
Răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ trẻ bú mẹ, là bộ răng tồn tại ở giai đoạn quan trọng nhất của sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em. Răng sữa được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của bào thai, được lắng đọng chất men và ngà từ tháng 4 đến tháng thứ 6 sau khi sinh.
Răng sữa chính thức mọc trong khoang miệng ở khoảng tháng thứ 6 của bé và cho đến khi trẻ được 2-3 tuổi, trẻ đã có đủ bộ răng sữa với 20 răng và bao gồm 10 răng hàm trên, 10 răng hàm dưới.
Sau khi tồn tại đến một giai đoạn nhất định, chân răng sữa sẽ tiêu dần đi và bộ răng vĩnh viễn sẽ mọc dần lên và thay thế vào vị trí này. Trẻ em ở giai đoạn từ 06 – 11 tuổi sẽ hiện diện cả răng sữa và răng vĩnh viễn trên cung hàm gọi là răng hỗn hợp.
2. Các mốc thời gian thay răng sữa
Theo y học, độ tuổi thay răng được chia vào các nhóm như sau:
- Răng cửa giữa: Sẽ thay trong khoảng từ 5 – 7 tuổi.
- Răng cửa bên: Thay trong khoảng 7 – 8 tuổi.
- Răng nanh sữa: Răng sẽ thay trong khoảng từ 10 – 11 tuổi.
- Răng hàm sữa thứ nhất: Từ 9 – 10 tuổi.
- Răng hàm sữa thứ hai: Thông thường răng sẽ thay trong khoảng 11 – 12 tuổi.
Trong đó, thời điểm thay răng sữa thường là lúc 5-6 tuổi. Răng sữa đầu tiên rụng thường là răng cửa giữa, tiếp ngay sau đó thường là sự nhú lên của răng vĩnh viễn, tương ứng ở vị trí răng sữa vừa rụng đi. Răng sữa cuối cùng thường là răng sữa số 5 rụng lúc khoảng 12 tuổi.
3. Thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa cho trẻ
Việc nhổ răng sữa cho bé rất quan trọng và cần được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm. Thông thường, thời điểm để nhổ răng sữa cho trẻ sẽ được diễn ra khi:
Răng sữa chưa lung lay nhưng đã thấy cồi răng vĩnh viễn mọc lên.
Răng sữa của bé bị mẻ, sâu, sún, cùng tình trạng hôi miệng.
Răng sữa bị nhiễm trùng, hư tủy lâu ngày và có dấu hiệu lan sang những chiếc răng khỏe mạnh bên cạnh.
Răng sữa gặp tình trạng viêm cement cấp, viêm quanh chóp răng, tụt nướu,… và xuất hiện biến chứng nhiễm khuẩn xung quanh răng, lợi.
4. Cách chăm sóc răng miệng cho bé sau nhổ răng
Vì răng sữa có vai trò hết sức quan trọng với sức khỏe của trẻ nhỏ, nên ba mẹ cần chăm sóc răng miệng cho trẻ thật tốt.
- Ngay khi nhổ nên nhắc trẻ cắn chặt miếng bông để cầm máu.
- Trong những trường hợp bé quá đau, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau liều lượng thấp trong 1 – 2 ngày đầu để giảm cảm giác này.
- Sau khi nhổ 1 – 2 ngày đầu nên cho bé ăn cháo loãng, đồ ăn dễ tiêu, mềm, trái cây để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và kích thích mầm răng mới mọc lên nhanh hơn.
- Bố mẹ giúp bé vệ sinh răng miệng đúng cách tránh để vi khuẩn gây bệnh tại vị trí mới nhổ.
- Không cho bé dùng những loại đồ ăn cứng, lạnh hay quá nóng, kẹo cao su vì có thể làm vị trí răng sữa mới nhổ bị nhiễm trùng.
- Hướng dẫn trẻ không dùng lưỡi chạm vào vị trí răng mới nhổ. Điều này có thể tạo điều kiện đẩy vi khuẩn xuống vị trí này.
- Nếu sau khi nhổ thấy biểu hiện lạ, bất thường nên quay lại nha khoa và thăm khám và kiểm tra.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc "Về những chiếc răng sữa ở trẻ em". Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.
NHA KHOA TULIP
-
Hotline : 098 929 8292 - 028 6296 2606
-
Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh