TRÁM RĂNG LÀ GÌ? QUY TRÌNH TRÁM RĂNG TẠI NHA KHOA TULIP

TRÁM RĂNG LÀ GÌ? QUY TRÌNH TRÁM RĂNG TẠI NHA KHOA TULIP
Ngày đăng: 04/05/2024 01:24 AM

    1. Trám răng là gì?

      Trám răng là kỹ thuật được áp dụng để khôi phục lại hình dạng, chức năng của những chiếc răng sâu hoặc vỡ, mẻ về trạng thái ban đầu với đầy đủ các chức năng của một răng tự nhiên. Trám răng vừa giúp cải thiện tính thẩm cho hàm răng vừa còn cải thiện chức năng ăn nhai tốt hơn. Tuy nhiên, trám răng chỉ phù hợp với những trường hợp răng bị sâu nhẹ. 

    2. Khi nào nên trám răng?

    Các trường hợp chỉ định trám răng:

    •  Răng bị sâu: Đối với mức độ sâu nhẹ răng xuất hiện những chấm đen, những lỗ sâu nhỏ nên tiến hành trám răng để ngăn chặn sâu lan rộng, có thể nhiễm trùng tủy răng dẫn tới đau dữ dội. Do chải răng không đúng cách gây ra.

    •  Răng bị mòn: Đây là những khuyết hình chêm ở cổ răng, gây cảm giác ê buốt khi chải răng và nhạy cảm với nóng, lạnh. Nên trám răng để phục hồi lại phần men răng đã bị khuyết bằng composite quang trùng hợp(đông cứng bằng tia laser). Với trường hợp mòn cổ chân răng nặng, răng lung lay có nguy cơ mất răng thì sẽ được bác sĩ tư vấn và đưa ra phương án điều trị phù hợp hơn

    •  Răng bị mẻ: Khi va chạm khiến răng bị bể, mẻ hay răng không còn hình dạng như lúc đầu. Có khi đau, buốt nên cần phải trám; tái tạo để phục hồi lại chức năng ăn nhai cũng như hình dáng đồng thời giảm ê buốt răng.

    •  Răng bị thưa: Răng thưa, khe răng hở nhiều gây mất thẩm mỹ, thức ăn dễ bị kẹt vào, tạo mảng bám gây sâu răng,…Trám răng sẽ giúp đóng kín các kẽ răng. Tránh được việc nhét thức ăn và thẩm mỹ cao hơn. Tuy nhiên không khuyến khích trám răng thưa vì khả năng lưu giữ kém và thẩm mỹ không cao như dán răng sứ hoặc phục hình sứ

    3. Quy trình trám răng tại nha khoa 

    Để thực hiện một cuộc điều trị trám răng, thường nha sĩ sẽ thực hiện theo các bước sau.

    1. Thăm khám và tư vấn: Đầu tiên nha sĩ sẽ kiểm tra khu vực răng cần trám, xác định kích thước cũng như tư vấn một số vật liệu trám phù hợp.
    2. Gây tê, vệ sinh khu vực răng cần trám: Nha sĩ sẽ bắt đầu gây tê cục bộ vị trí răng cần trám. Trường hợp răng sâu thì chỗ sâu sẽ được cạo sạch bằng dụng cụ chuyên dụng. Ngoài ra giúp loại bỏ hết vụn thức ăn và cao răng đi.
    3. Loại bỏ mô sâu hoặc miếng trám cũ nếu có: Khi mô xung quanh răng hoàn toàn tê, nha sĩ sẽ dùng mũi khoan hoặc dụng cụ cầm tay (nạo ngà) để làm sạch mô sâu trong xoang. Giai đoạn này rất quan trọng vì mô sâu phải được làm sạch để ngăn ngừa tái nhiễm.
    4. Tiến hành trám răng: Nha sĩ đổ vật liệu trám vào lỗ sâu hay vị trí răng sâu đã làm sạch. Khi đó vật liệu trám là dạng lỏng. Đến khi chiếu laser thì sẽ dần đông cứng lại trong vòng 40s thông qua phản ứng quang trùng hợp.
    5. Chỉnh sửa lại khu vực trám: Cuối cùng nha sĩ sẽ điều chỉnh lại vết trám, loại bỏ các phần vật liệu dư thừa. Bề mặt trám được làm nhẵn lại, đánh bóng để cho răng không bị cộm và khó chịu nữa

    4. Những lưu ý sau khi trám răng 

       Chăm sóc, vệ sinh răng miệng theo đúng chỉ định.

       Đánh răng 2 lần/ ngày. Chú ý làm sạch cả mặt lưỡi.

       Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch hơn kẽ răng, nơi mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch.

       Dùng nước súc miệng chuyên dụng để loại sạch mọi mảng bám.

       Khám định kỳ tại phòng khám nha khoa.

    Hỏi đáp: Trám răng có phải lấy tủy không? Nha khoa Thùy Anh - nhakhoathuyanh

    Hy vọng với những thông tin hữu ích trên giúp bạn hiểu rõ hơn về "Trám răng". Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.

    NHA KHOA TULIP

    • Hotline : 098 929 8292 - 028 6296 2606

    • Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai ,Phường 1,Q.Tân Bình ,Tp.Hồ Chí Minh

     
    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng