TỤT NƯỚU - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TỤT NƯỚU

TỤT NƯỚU - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TỤT NƯỚU
Ngày đăng: 04/05/2024 01:06 AM

    1. Bị tụt nướu là gì?
    Tụt nướu là tình trạng chân răng bị lộ do nướu đang bị co lại hoặc do sự di chuyển của lợi về phía chóp chân răng. Khi đó các mô quanh chân răng tiêu dần đi và lộ ngà răng. Người bị tụt lợi thường xuyên gặp phải cảm giác ê buốt, dễ mắc thức ăn ở kẽ răng, mòn chân răng và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.

    Các phương pháp điều trị tụt lợi và cách chăm sóc để ngăn ngừa tái phát |  Medlatec

    2. Dấu hiệu thường gặp của tụt nướu

    Người bị tụy nướu thường có những dấu hiệu không rõ ràng, dễ khiến ta nhầm tưởng sang các bệnh răng miệng thông thường. Do đó, việc theo dõi, chăm sóc răng miệng hàng ngày là hết sức cần thiết và nên lưu ý những dấu hiệu của bệnh tụt nướu sau:

      ✅ Chảy máu chân răng sau đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa hoặc ấn nhẹ vào nướu

      ✅ Nướu sưng, đỏ bất thường, gây ra những cơn đau nhẹ

      ✅ Hôi miệng là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh nha chu

      ✅ Đau ở nướu, ấn nhẹ sẽ thấy mủ hoặc máu chảy ra

      ✅ Nướu bị thu hẹp, tụt về phía chóp răng làm lộ chân răng

      ✅ Cảm giác ê buốt, nhức khi ăn uống do men răng bị mất hoặc ăn mòn

      ✅ Răng lung lay khi sờ vào hay cảm giác khi ăn nhai

    Nguyên nhân gây tụt lợi và phương pháp điều trị tốt nhất

    3. Nguyên nhân gây tụt nướu:

    • Do gen di truyền: nếu gia đình có tiền sử người từng bị tụt nướu thì tỷ lệ mắc sẽ cao hơn những người bình thường.
    • Chải răng sai cách: Việc chải răng với lực quá mạnh sẽ khiến làm mòn men răng và nướu cũng bị tụt dần. 
    • Vôi răng: Việc không thường xuyên lấy vôi răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm nướu, viêm nha chu… và việc vôi răng tích tụ quá nhiều sẽ dẫn tới hiện tượng tụt lợi chân răng. 
    • Viêm nha chu: Bệnh này khiến cho các mô lợi và tổ chức nâng đỡ răng bị phá hủy, chân răng cũng dễ bị tụt lợi hơn. 
    • Thay đổi nội tiết tố: Trường hợp này xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn dậy thì, mang thai và mãn kinh, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến lợi bị tụt dần. 
    • Răng xô lệch nhiều: Khi lợi và xương bị tác động bởi lực quá mạnh, các răng bị xô lệch và răng dần bị tụt lợi. 

    Viêm Lợi Tụt Lợi: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

    4. Cách điều trị tụt nướu hiệu quả

    Để điều trị bệnh tụt lợi: bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng phát triển của bệnh mới có thể đưa ra cách chữa trị hợp lý nhất. Ở mỗi giai đoạn bệnh khác nhau sẽ có cách chữa trị khác nhau.

      4.1 Giai đoạn nhẹ:

    Bệnh chưa tiến triển rõ ràng, cảm giác ê buốt chưa quá mạnh thì cách chữa trị bệnh tụt lợi cực kỳ đơn giản:

    Đánh răng nhẹ nhưng phải đúng cách để lấy sạch mảng bảm thức ăn mà không làm mòn chân răng.

    Dùng nước súc miệng chứa Chlorhexidin, Sodium fluorid, Potassium nitrat có tác dụng giảm ê buốt và mòn chân răng.

    Sử dụng chỉ nha khoa/máy tăm nước thay vì tăm xỉa răng, tránh làm mòn kẽ răng.

    Khi phần cổ răng bị mòn vẹt và chân răng bị lộ ra ngoài thì cách tốt nhất để khắc phục chính là trám răng thẩm mỹ hoặc thực hiện bọc răng sứ.

    Phương án này sẽ giúp làm đầy và che lấp đi phần răng bị mòn, che đi phần chân răng và ngà răng bị lộ. Khi đó tình rạng tụt lợi sẽ được khắc phục và hiện tượng ê buốt theo đó mà biến mất.

      4.2 Giai đoạn nặng:

    Nếu nướu đã tụt hết ra khỏi chân răng, cần phải ghép mô lợi để định hình lại. Bằng cách lấy một phần mô nướu nhỏ nơi khác trong miệng, để che vào phần chân răng bị hở. 

    Trong trường hợp tụt nướu sâu làm lộ chân răng, lâu ngày gây phá hủy các mô xương nâng đỡ. Cần phải vệ sinh sạch sẽ loại bỏ vi khuẩn và ghép xương răng phù hợp, sau đó phẫu thuật ghép nướu.

    Bệnh tụt lợi và cách chữa trị rất đơn giản nếu bạn biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Đặc biệt là nên thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng răng miệng thường xuyên, phát hiện sớm thì sẽ có phương án ngăn ngừa đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.

    Chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi

     Hy vọng chia sẻ trên đây của chúng tôi đã phần nào giúp bạn có được thông tin hữu ích về vấn đề "Nguyên nhân và cách điều trị tụt nướu chân răng". Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.

    NHA KHOA TULIP

    • Hotline : 098 929 8292 - 028 6296 2606

    • Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng