ĂN MÒN CHÂN RĂNG LÀ GÌ ? NGUYÊN NHÂN ,CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH BỆNH ĂN MÒN CHÂN RĂNG NHƯ THẾ NÀO ?

ĂN MÒN CHÂN RĂNG LÀ GÌ ? NGUYÊN NHÂN ,CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH BỆNH ĂN MÒN CHÂN RĂNG NHƯ THẾ NÀO ?
Ngày đăng: 04/05/2024 11:33 AM

    Hiện nay, ăn mòn chân răng là một bệnh lý khá nhiều người mắc phải. Bệnh lý này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ. Được biết nguyên nhân chủ yếu của việc bị ăn mòn chân răng là do những thói quen sinh hoạt không tốt hằng ngày. Cụ thể là những hoạt động nào và cách khắc phục bệnh này ra sao mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

                                          Răng bị ăn mòn chân răng 

    Bệnh ăn mòn chân răng là gì?

    Bệnh ăn mòn chân răng hay mòn cổ chân răng là hiện tượng men răng bị mòn khuyết vào trong. Biểu hiện của người bị bệnh này là khi ăn uống hoặc hít không khí lạnh thì sẽ có cảm giác bị ê buốt. Đồng thời trên răng sẽ xuất hiện vết mòn hình chữ V.

    Trên thực tế, theo thời gian men răng của mỗi người sẽ bị bào mòn đi một phần. Chủ yếu là do lực ma sát khi nhai thức ăn và sự tác động của các chất có trong khoang miệng. Tuổi người càng cao thì kích thước của men răng càng mỏng. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người khoẻ hay yếu mà độ mòn sẽ nhiều hoặc ít.

    Dấu hiệu nhận biết răng bị ăn mòn chân răng

    Răng bị ăn mòn chân răng không có biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu. Sau một thời gian, lượng men răng bị bào mòn đáng kể sẽ làm phát sinh một số triệu chứng như:

    • Quan sát thấy phần cổ chân răng (vùng răng nằm sát với nướu răng) chuyển sang màu vàng hoặc vàng nâu. Đây là dấu hiệu cho thấy lớp men đã bị bào mòn khiến cho ngà răng bị lộ ra bên ngoài. Khác với men răng, ngà răng có màu vàng ngà thay vì màu trắng. Do đó, cần chú ý khi nhận thấy răng bị xỉn màu để phân biệt với răng ố vàng do nguyên nhân thông thường.
    • Có cảm giác ê buốt, khó chịu khi ăn uống – đặc biệt là khi dùng thức ăn lạnh, nóng, có vị chua và ngọt.
    • Một số người bị mòn cổ chân răng nặng sẽ có hiện tượng ê buốt răng ngay cả khi hít thở không khí lạnh.
    • Răng bị ăn mòn chân răng sẽ bị suy yếu hơn bình thường. Nếu chú ý, bạn sẽ nhận thấy chức năng ăn nhai giảm đi đáng kể.
    • Ăn mòn chân răng còn có thể đi kèm với hiện tượng sưng nướu răng, nướu răng chảy máu, hôi miệng,…

    Ăn mòn chân răng là tình trạng khá dễ nhận biết. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên thăm khám sớm để được điều trị. Nếu để lâu dài, không chỉ chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng mà bạn cũng sẽ gặp phải nhiều phiền toái khi sinh hoạt và giao tiếp.

                                    Chân răng bị ăn mòn dễ bị chảy máu chân răng

    Nguyên nhân khiến răng bị ăn mòn chân răng

    Như đã đề cập, men răng là lớp ngoài cùng của mỗi chiếc răng. Với cấu tạo 96% là muối khoáng, men răng có thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, tác động của nhiệt độ, ma sát và các tác nhân cơ học khác. Tuy nhiên, men răng vẫn có thể bị bào mòn dẫn đến ăn mòn chân răng do những nguyên nhân sau đây:

    • Tuổi tác cao: Tuổi tác cao là yếu tố khách quan làm gia tăng các bệnh về răng miệng, bao gồm cả ăn mòn chân răng. Khi tuổi tác cao, quá trình lão hóa diễn ra khiến cho men răng bị bào mòn dần theo thời gian. Lúc này, nướu răng cũng có hiện tượng tụt xuống làm hở chân răng và khiến cho lớp men ở chân răng dễ bị bào mòn hơn so với bình thường.
    • Di truyền: Một số người có men răng mỏng hơn so với bình thường do di truyền từ bố mẹ và anh chị em trong gia đình. Lớp men mỏng hơn bình thường đồng nghĩa với việc men răng dễ bị bào mòn, hư hại dần theo thời gian. Những người có men răng yếu, mỏng dễ bị ăn mòn chân răng, sâu răng hơn so với bình thường.

     

                                                                                                Ăn các thực phẩm chứa nhiều axit 

    • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không phù hợp: Một số thói quen ăn uống, sinh hoạt có thể gia tăng nguy cơ ăn mòn chân răng. Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, tình trạng ăn mòn chân răng có thể xảy ra do thói quen dùng thức ăn cứng, khô, dai, món ăn chứa nhiều axit,… Ngoài ra, tình trạng nhai cố định một bên, nghiến răng và thường dùng răng cắn, nhai các vật cứng đều làm tăng nguy cơ mòn chân răng.
    • Đánh răng không đúng cách: Đánh răng là biện pháp làm sạch răng miệng cơ bản được thực hiện 2 – 3 lần/ ngày. Tuy nhiên, chải răng quá mạnh và không đúng cách có thể gây mòn cổ chân răng, tụt lợi hở chân răng và nhiều bệnh lý khác.

    • Do một số bệnh lý: Răng bị ăn mòn chân răng có thể liên quan đến chứng trào ngược dạ dày thực quản, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, viêm nha chu, sâu răng, thiểu sản men răng,… Các bệnh lý này đều đẩy nhanh tốc độ hủy khoáng khiến cho men răng ở vùng cổ chân răng bị bào mòn dần theo thời gian.
    • Các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng răng bị ăn mòn chân răng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như chấn thương, lệch khớp cắn, tác dụng phụ của một số loại thuốc, hút thuốc lá,…

    Răng bị ăn mòn chân răng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, yếu tố di truyền và thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý là nguyên nhân phổ biến nhất.

    Cách điều trị chân răng bị ăn mòn 

    Khi chân răng bị mòn, bạn nên đến nha khoa điều trị càng sớm càng tốt vì nếu kéo dài sẽ gây ra cho bạn nhiều phiền toái và sự kéo chịu. Và để khắc phục vấn đề này, chúng ta có 2 lựa chọn dưới đây:

    Trám răng

    Phương pháp trám răng thường được áp dụng cho mức độ mòn men nhẹ, chưa ăn sâu vào chân răng và ảnh hưởng tới tủy. Trám răng giúp duy trì chân răng khỏe mạnh và tránh được sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài khiến chân răng bị hủy hoại nặng hơn.

    Bọc răng sứ

                                                                                                      Phương pháp bọc răng sứ 

    Khi chân răng bị mòn nặng và tủy răng đã bị viêm nhiễm thì ngay sau khi điều trị tủy, bạn nên bọc sứ để giữ vững chiếc răng thật. Hơn nữa, bọc sứ sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng một cách tự nhiên nhất.

    Việc lựa chọn trám hay bọc sứ cho răng mòn cổ tùy thuộc vào mức độ tổn thương của chân răng. Bạn hãy đến nha khoa thăm khám kỹ lưỡng để được bác sĩ tư vấn giải pháp phục hình răng phù hợp.

    Cách phòng ngừa bệnh ăn mòn chân răng

    Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn luôn là phương pháp hữu hiệu nhất từ trước đến nay. Cho nên để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như ngừa bệnh ăn mòn chân răng thì bạn nên:

    • Đánh răng đúng cách với lực vừa phải. Đánh răng theo chiều từ trên xuống dưới và xoay tròn với góc nghiêng 45 độ. Đánh nhẹ nhàng, một ngày ít nhất 2 lần buổi sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ.
    • Thực hiện các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe răng miệng
    • Sử dụng bàn chải có lông mềm để tránh gây tổn thương đến răng và nướu. Kem đánh răng nên chọn loại có chứa fluor để tăng cường độ bền chắc khỏe.

    • Áp dụng chính sách ẩm thực ăn uống khoa học tránh ăn quá nóng, quá lạnh hoặc dùng các loại thực phẩm quá chua .
    • Răng người định kỳ và cạo vôi răng 6 tháng/1 lần.Duy trì thói quen kiểm tra định kỳ và cạo vôi răng 6 tháng / 1 lần .

                                                                            Thăm khám kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng / 1 lần

    Nội dung bài viết là tất cả những vấn đề cần biết về bệnh ăn mòn chân răng. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý khách hàng tiếp thu được thêm nhiều kiến thức để bảo vệ răng miệng tốt hơn. Cảm ơn các bạn đã lựa chọn tin tưởng website : Nha Khoa Tulip trong suốt thời gian qua. Nếu bạn có thắc mắc gì hay gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng này thì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp ngay nhé!

    NHA KHOA TULIP

    • Hotline : 098 929 8292 - 0972 714 340
    • Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai ,Phường 1,Q.Tân Bình ,Tp.Hồ Chí Minh 

    Nha khoa Tulip không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng