BẢO TỒN RĂNG THẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮM CHỐT

BẢO TỒN RĂNG THẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮM CHỐT
Ngày đăng: 04/05/2024 09:13 AM

     Phục hồi thân răng có chốt là gì?


                                                                                                                     Chốt thủy tinh

    Thân răng có chốt là một mũ hình răng nhân tạo được thiết kế để cắm chốt chân răng tự nhiên nhằm phục hình thân răng đã bị gãy, vỡ hay mài mòn. Nhờ đó, thân răng có chốt được gắn trực tiếp vào răng tự nhiên, phục hồi hình dạng, kích thước và diện mạo như ban đầu của toàn bộ hàm răng.

    Thân răng nhân tạo thường được sử dụng để thay thế phần bị hỏng của răng tự nhiên, nhưng đôi khi có thể được thiết kế kéo dài che phủ toàn bộ bề mặt chân răng. Bằng cách phủ men răng, răng tự nhiên sẽ tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, cuối cùng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tủy răng và dây thần kinh bên trong. Hơn nữa, chính vì thân răng được làm từ vật liệu rất bền và cực kỳ đàn hồi, chúng đủ mạnh để chịu đựng sự mài mòn do hoạt động cắn cũng như nhai lâu dài.

    Về vật liệu, thân răng có chốt nhân tạo được sử dụng từ nhiều vật liệu đa dạng, bao gồm sứ, gốm, nhựa composite và thép không gỉ hay các kim loại quý (vàng). Người bệnh có thể tham khảo ý kiến ​​nha sĩ về vật liệu phù hợp nhất theo tình trạng răng miệng hiện tại hoặc lựa chọn theo mục tiêu thẩm mỹ của mình. Thông thường, thân răng sứ được sử dụng nhiều nhất do có tính thẩm mỹ cao, đồng thời các vật liệu sứ mới hơn ngày càng có độ bền cao.

    Có những loại chốt nào và chỉ định cụ thể của từng loại

    Hiện nay có 2 loại chốt định danh là chốt làm sẵn và chốt làm cá nhân hóa. 

    Chốt làm sẵn: 

    Loại chốt này được sản xuất hàng loạt với các kích thước khác nhau để có thể linh động sử dụng với các ống tủy có kích thước khác nhau sao cho vừa vặn, ổn định và khít sát với ống tủy nhất. Chốt làm sẵn được chia thành 2 loại nhỏ dựa trên vật liệu làm chốt là: Chốt kim loại và chốt sợi thủy tinh

    Chốt kim loại chủ yếu sử dụng cho vùng răng hàm phía sau không yêu cầu cao về mặt thẩm mỹ, còn chốt sợi thủy tinh ưu tiên vùng răng cửa nên yêu cầu đẹp. Vùng răng cửa chúng ta thường ưu tiên các loại chụp sứ thủy tinh với độ trong cao nhằm lưu lại đặc tính độ trong của lớp men răng để đảm bảo tính thẩm mỹ cho vùng răng trước. Vì với độ trong cao của chụp bọc ở ngoài mà sử dụng 1 chốt kim loại ở trong thì màu đen của kim loại sẽ bị ánh ra phía ngoài răng sứ làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, trong khi đó chốt sợi thủy tinh thì có màu trắng hoặc không màu nên đẹp hơn nhiều. 

    Chốt cá nhân hóa: 


                                                                                                   Cùi giả Zirconia

    Loại chốt này được chế tác cá nhân hóa cho từng răng với đặc điểm cùi giả sẽ được làm liền với chốt, không cần bác sĩ phải hàn thêm cho to răng ra. Vì chốt và cùi giả làm liền với nhau nên sẽ tạo sự thống nhất cũng như chịu lực tốt hơn so với việc đặt chốt làm sẵn và dùng thêm chất hàn đắp thêm.

    Dựa vào vật liệu làm chốt thì chốt cá nhân hóa cũng được chia làm 2 loại nhỏ đó là: Chốt kim loại đúc – được chế tác bằng kỹ thuật đúc và chốt Sứ Zirconia được chế tác bằng công nghệ máy tính CAD/CAM. Trong đó chốt đúc kim loại sử dụng chủ yếu cho răng hàm và chốt sứ zirconia ưu tiên răng trước. 

    Lợi ích của biện pháp cắm chốt tái tạo cùi răng 

    Để chiếc răng giả (mão sứ) có thể úp lên răng thật khít sát và được lưu giữ tốt đảm bảo chức năng ăn nhai thì cần một cấu trúc để nâng đỡ và lưu giữ chụp bọc đó chính là cùi răng gốc. Đối với những răng cần làm chụp bọc mà còn nguyên vẹn thì chúng ta chỉ cần mài nhỏ răng thật đi để tạo thành cùi răng nâng đỡ và lưu giữ chụp ở phía trên. Lúc này cùi răng sẽ có cấu trúc hoàn toàn là mô răng thật của bệnh nhân. 

    Tuy nhiên, khi cấu trúc thân răng bị phá hủy hết tới ngang lợi chỉ còn chân răng thì chúng ta cần tái tạo cùi răng bằng cách đắp thêm chất hàn lên trên chân răng thật còn lại. Nhưng nếu chỉ đơn thuần dùng chất hàn nha khoa thì chất hàn sẽ rất kém lưu giữ vì diện tích bám dính còn lại là rất nhỏ đồng thời cùi răng cũng thiếu sự liên kết với chân răng ở phía dưới về phương diện truyền tải lực nhai. Tức là cùi răng sẽ đề kháng kém với các lực sinh ra trong quá trình ăn nhai. Hậu quả là nguy cơ cao về việc gãy răng kèm theo cả chụp bọc ở phía trên.

    Lúc này phương án sử dụng chốt để tái tạo cùi răng sẽ giúp giải quyết được 2 vấn đề: 

    Thứ nhất: Tăng khả năng lưu giữ chất hàn. 

    Thứ 2: Phần cùi răng tái tạo phía trên và chân răng phía dưới liên kết chặt chẽ với nhau thành một khối thống nhất thông qua chốt. Nhờ điều này mà lực nhai tác động vào chụp răng và cùi răng có thể dễ dàng đi xuống chân răng rồi toả ra mô quanh răng và xương hàm, góp phần giảm bớt nguy cơ quá tải lực ở phần phía trên chân răng từ đó giảm nguy cơ gãy cùi răng gốc.

     Khi nào cần thực hiện phục hồi thân răng có chốt?

    Có nhiều trường hợp yêu cầu cần phục hồi bằng thân răng có chốt. Những tình huống sau đây là phổ biến nhất:

    • Trám răng lớn: Khi răng bị sâu hoặc gãy có chiều dài từ 1/2 chiều rộng của răng trở lên. Nguyên nhân là do phần răng còn lại xung quanh miếng trám lớn rất yếu nên dễ bị gãy. Nếu vẫn tiến hành thực hiện miếng trám lớn, sau một thời gian vẫn sẽ cần phải thay thân răng.
    • Tổn thương tủy răng: Sau điều trị tủy răng, chân răng sẽ rỗng và tăng nguy cơ nứt. Vì vậy, một chiếc răng đã lấy tủy luôn cần phải được phục hồi thân răng có chốt ngay lập tức để kịp thời bảo vệ phần răng tự nhiên còn lại, ngăn chặn tình trạng gãy răng trong tương lai gần.
    • Nứt răng: Các vết nứt gãy trên diện nhai của răng sẽ gây đau khi ăn. Lúc này, việc thay thế mão răng tự nhiên bằng vật liệu nhân tạo sẽ trực tiếp che phủ răng toàn vẹn và gián tiếp phân phối lại lực nhai đều khắp răng, loại bỏ cảm giác đau khi nhai.
    • Gãy thân răng: gãy răng thường xuyên xảy ra khi gặp phải chấn thương lớn vào vùng hàm mặt. Vì phần chân răng tự nhiên còn bảo tồn, đây trở thành một nền tảng để cắm chốt chân răng, tái tạo lại thân răng mới thay thế.
    • Mòn răng quá mức: Nếu một người có thói quen nghiến răng thì theo thời gian, thân răng sẽ bị ngắn lại. Răng cũng có thể bị mòn do axit trào ngược đường tiêu hóa, chế độ ăn vô độ hoặc thức ăn uống có tính axit cao. Lúc này, khớp cắn có thể bị xẹp xuống và cách duy nhất để khôi phục lại kích thước bình thường của răng là phục hồi thân răng có chốt.
    • Hình dáng răng kém thẩm mỹ: Những chiếc răng có vẻ ngoài không được như ý muốn vì màu sắc, hình dạng hoặc khoảng cách giữa các răng có thể được điều chỉnh bằng cách phục hồi thân răng có chốt.
    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng