Bệnh tiểu đường là gì?
Đây là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Khiến đường huyết trong cơ thể tăng lên.
Nguyên nhân do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Bệnh tiểu đường có 2 dạng:
- Tiểu đường loại 1: Cơ thể thiếu hụt insulin để chuyển hóa glucose
- Tiểu đường loại 2: Cơ thể đề kháng với insulin, không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ:
- Phát triển nhiễm trùng hay lở loét.
- Máu lưu thông kém.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch, gan, thận, mắt… trên cơ thể người bệnh.
Người bệnh tiểu đường có trồng implant được không?
Theo các bác sĩ, người mắc bệnh tiểu đường có thể cấy ghép Implant nếu như các chỉ số đường huyết nằm ở mức 7 – 10 mmol/l. Nếu dưới hoặc trên khoảng này, sẽ không đủ điều kiện trồng răng implant.
Bệnh tiểu đường có trồng implant được không nếu lượng đường cao?
Bệnh tiểu đường vốn là bệnh lý nằm trong nhóm chống chỉ định khi phục hình răng bằng implant. Bởi quy trình này có các thao tác rạch mổ nướu, làm chảy máu và tổn thương phần mềm.
Để 1 vết thương mau lành, điều quan trọng là lượng máu phải lưu chuyển ổn định. Tuy nhiên người có căn bệnh này lại có máu nhiễm lượng đường cao, tình trạng lưu thông cao thấp thất thường.
Ngoài ra, người bị tiểu đường thường hay bị khô miệng và gặp các bệnh lý về răng. Dẫn đến các thao tác trồng răng Implant gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể dẫn đến rủi ro cao cho sức khỏe răng miệng.
Người bị tiểu đường có ảnh hưởng gì khi trồng răng implant
Tiểu đường được coi là một bệnh lý mãn tính, nằm trong nhóm các bệnh chống chỉ định khi thực hiện cấy ghép Implant.
Lý do là vì: lượng đường huyết trong máu người tiểu đường luôn cao hơn bình thường. Dẫn đến chức năng xử lý mô tổn thương của bạch cầu bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu thực hiện các thao tác bóc tách, rạch mổ nướu, khoan xương hàm thì vết thương không thể nhanh lành như người bình thường được.
Một số người tiểu đường có thể bị nhiễm trùng, rỉ máu kéo dài, miệng vết thương sưng đỏ làm việc ăn nhai khó khăn và cảm thấy đau nhức mỗi ngày. Vì vậy trước khi cấy ghép implant, người bệnh nên đi khám bác sĩ nha khoa để chắc chắn đủ điều kiện điều trị.
Vậy có bệnh tiểu đường nên trồng răng Implant không?
Qua các phân tích ở trên, bạn có thể thấy với người bị bệnh tiểu đường cấy Implant khá nguy hiểm. Do những nguyên nhân sau:
- Máu chảy ra nhiều
- Cơ thể dễ nhiễm trùng
- Vết thương lâu lành
- Implant bị đào thải
Tuy nhiên, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể thực hiện cấy ghép Implant. Nhưng cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Khám tổng quát tại Nha Khoa (chụp CT Conebeam để đánh giá chi tiết nhất về mật độ xương và tình trạng tại vị trí cần cấy ghép răng)
- Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hoá
Nếu được kiểm soát tốt tình hình bệnh thì khả năng được cho phép cấy ghép răng là rất cao. Cụ thể, mức đường huyết đạt ở mức an toàn với người bệnh tiểu đường là:
- Đường huyết lúc đói là 90-130mg/dl
- Đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 180mg/dl
- Đường huyết trước khi ngủ là 110mg/dl
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây chắc các bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi “Người bị bệnh tiểu đường có cắm Implant được không?” . Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.
NHA KHOA TULIP
- Hotline : 098 929 8292 - 0972 714 340
- Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai ,Phường 1,Q.Tân Bình ,Tp.Hồ Chí Minh