CÁC LOẠI CẢM GIÁC THƯỜNG GẶP SAU KHI BỌC RĂNG SỨ

CÁC LOẠI CẢM GIÁC THƯỜNG GẶP SAU KHI BỌC RĂNG SỨ
Ngày đăng: 03/05/2024 12:25 AM

    1. NHỮNG CẢM GIÁC SAU KHI BỌC RĂNG SỨ THƯỜNG GẶP

    Sau đây sẽ là nhóm các loại cảm giác sau khi bọc sứ thường gặp:

    1.1 Cảm giác sau khi bọc răng sứ hơi lạ

    Sau khi vừa mới bọc sứ, hầu hết ai cũng sẽ phải trải qua cảm giác lạ trong miệng. Cảm giác này có thể giải thích là do kích thước và hình dáng răng sứ mới sẽ khác với răng cũ. Khi chúng ta đã quá quen với hàm răng cũ thì sau khi bọc răng sứ mới sẽ có cảm giác lạ. Đây là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh hết trong vài ngày và hoàn toàn không gây ảnh hưởng sức khỏe.

    1.2 Ê buốt, đau nhức nhẹ

    Cảm giác ê sau khi gắn răng sứ là chuyện bình thường và sẽ hết trong thời gian ngắn, tuy nhiên nếu khó chịu bạn có thể uống thuốc giảm đau để ngăn chặn tình trạng này.

    Nó xuất phát từ việc bạn phải mài răng để bọc răng sứ. Khi ăn uống thức ăn nóng lạnh sẽ có cảm giác ê buốt và đau nhức nhẹ. Theo các bác sĩ, hiện tượng này cũng chỉ diễn ra trong vài ngày đầu và sẽ khỏi hẳn trong vòng 1 tuần.

    Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra liên tục nhiều ngày không hết thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Bởi có thể do tỉ lệ mài răng quá nhiều hoặc mài răng sai cách. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm ăn uống và thậm chí là khiến sức khỏe suy giảm.

    Face expression suffering from sensitive teeth and cold, asian young woman,  girl feeling hurt, pain eating ice cream, lolly. Toothache molar tooth at  home, dental problem isolated on white background. 25133068 Stock

    1.3 Ngứa ở nướu răng

    Trong quá trình bọc răng sứ, bác sĩ sẽ có tác động đến cấu trúc răng và nướu. Nên cảm giác sau khi bọc răng sứ vài ngày sẽ là hơi ngứa ở nướu răng. Khi các vết thương lành hẳn thì tình trạng này sẽ hết.

    Chuyên gia chỉ mẹo đánh bay cơn đau nướu, nhức răng

    2. CẢM GIÁC SAU KHI BỌC RĂNG SỨ ĐƯỢC XEM LÀ BẤT THƯỜNG

    2.1 Ăn nhai răng bị cộm cấn

    Mục đích đầu tiên của việc bọc răng sứ chính là cải thiện chức năng ăn nhai. Tuy nhiên rất nhiều người sau khi bọc lại có cảm giác cộm hay cấn mỗi khi ăn. Đây là cảm giác bất thường mà bạn cần chú ý. Bởi nguyên nhân của việc cộm cấn có thể do răng sứ chế tác không đúng kích thước răng thật. Ngoài việc cộm cấn khi ăn, nếu để tình trạng này quá lâu còn có thể gây lệch khớp cắn.

    2.2 Hơi thở có mùi hôi

    Sau khi bọc sứ nếu hơi thở có mùi hôi thì rất có thể bạn đã gặp vấn đề về răng sứ. Cụ thể do răng sứ không sát khít với răng thật, tạo ra khoảng hở. Khi ăn uống thức ăn dễ mắc vào và gây mùi hôi. Hoặc do keo dán nha khoa không đạt chuẩn gây mùi hôi cho hơi thở.

    Nguyên nhân răng sứ bị hôi - Nha Khoa

    2.3 Răng sứ bị nứt, vỡ

    Răng sứ khá cứng chắc không dễ bị nứt, vỡ khi ăn uống. Nhưng nếu sau khi bọc sứ vài ngày mà răng sứ đã bị nứt, vỡ chỉ do ăn uống thì bạn cần gặp ngay bác sĩ để kiểm tra lại. Có thể do chất lượng răng sứ không tốt, pha lẫn tạp chất nên không đảm bảo độ cứng của răng gây ra tình trạng răng sứ bị nứt, vỡ.

    Những Điều Cần Lưu Ý Khi Răng Sứ Bị Nứt - Nha khoa Platinum

    2.4 Chết tủy răng

    Quá trình mài răng bọc sứ nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể gây chết tủy răng. Răng thật một khi đã chết tủy sẽ gây đau nhức, sau đó không còn cảm giác. Răng dần bị lung lay và rụng khỏi hàm.

    Răng Chết Tủy Tồn Tại Được Bao Lâu? Giải Đáp Từ Nha Sĩ - Thuốc Dân Tộc

    2.5 Sưng viêm lợi

    Hiện tượng ngứa nướu, sưng viêm nướu nhẹ sẽ được xem là bình thường khi chỉ diễn ra trong một vài ngày. Nếu kéo dài quá lâu có thể là do răng sứ đặt quá sát chân nướu. Khiến nướu chịu tác động và bị tổn thương. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để có phương án điều trị thích hợp.

    Viêm nướu chân răng là bệnh gì và làm cách nào để điều trị?

    3. CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG SAU KHI BỌC SỨ ĐÚNG CÁCH

    Chỉ cần duy trì những thói quen sau đây, răng sứ sẽ giữ được màu sắc trắng trong và chắc khỏe như ban đầu:

    • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, bao gồm 2 lần sáng tối và sau mỗi bữa ăn 30 phút. Nên tránh chải răng theo chiều ngang mà phải chải dọc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
    • Nên chải răng với bàn chải mềm hoặc sử dụng máy tăm nước để hạn chế những tổn thương cho răng, nhất là răng sứ.
    • Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa trong khoang miệng. Không nên sử dụng tăm vì nướu và chân răng sẽ dễ bị tổn thương.
    • Khi ăn uống nên trải đều lực nhai ở cả hai hàm để răng sứ không phải chịu lực tác động quá lớn.
    • Nếu bạn bị nghiến răng, hãy đeo máng chống nghiến khi ngủ hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để cải thiện tình trạng này. Tránh để ảnh hưởng đến chất lượng của răng sứ.
    • Nên khám định kỳ răng miệng mỗi năm 2 lần nhằm sớm phát hiện những vấn đề bất thường của răng miệng, từ đó có cách xử lý kịp thời. Đặc biệt, bác sĩ sẽ kiểm tra độ cứng chắc của răng sứ, viền răng sứ có ôm sát nướu chưa… để biết được răng sứ còn sử dụng được lâu hay không.

    Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu được về các loại cảm giác thường xảy ra sau khi bọc răng sứ. Nếu còn bất cứ những băn khoăn liên quan đến vấn đề răng miệng nói chung và răng sứ nói riêng. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

    NHA KHOA TULIP
    Hotline : 098 929 8292 - 0931 776 766
    Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh.

     

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng