Composite hàn răng được biết tới là phương pháp nha khoa phục hồi thẩm mỹ cho những chiếc răng bị sâu, sứt mẻ,… Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng trám răng composite vẫn khiến nhiều người lăn tăn về an toàn lẫn độ bền sử dụng. Nếu bạn cũng đang có ý định trám răng bằng composite thì đừng vội lướt qua bài viết này. Nha khoa Tulip sẽ đem đến một cái nhìn toàn diện nhất về dịch vụ hàn răng bằng composite.
1. Composite hàn răng là gì?
Composite hàn răng còn được gọi với tên khác là trám răng composite. Đây là phương pháp thẩm mỹ răng an toàn, tiên tiến hiện nay sử dụng vật liệu composite để bít những lỗ hổng hay những khuyết điểm hiện có của răng.
Vậy composite là gì? Composite là nhựa tổng hợp được cấu tạo từ một số nguyên liệu như: bisphenol A-glycidyl methacrylate (BISGMA), urethane dimethacrylate (UDMA), semi-crystalline polymer (PEX) và silica. Thành phẩm cuối cùng đã tạo ra vật liệu trám răng có màu trắng tương giống răng tới 99%. Bên cạnh đó, composite cũng không phản ứng với nước bọt.
Công việc composite hàn răng khá đơn giản. Bác sĩ nha khoa chỉ cần tạo hình miếng trám sao cho phù hợp với vị trí chiếc răng đang tổn thương. Về đặc tính, composite dẻo với dạng bột nhão nên quá trình tạo hình hay thao tác che lấp khuyết điểm răng không hề khó khăn.
Hiện nay, trám răng composite được biết tới là phương pháp thẩm mỹ nha khoa với chi phí rẻ nhất. Kỹ thuật composite trám răng được chỉ định trong các trường hợp cụ thể dưới sự tham vấn của bác sĩ nha khoa có chuyên môn.
2. Những ai nên thực hiện composite hàn răng?
Phương pháp hàn trám răng từ lâu đã được nhiều khách hàng tìm đến để trùng tu thẩm mỹ và bảo vệ răng khỏi những bệnh lý. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được khuyến khích sử dụng composite để hàn trám răng. Bên cạnh đó, cũng có một số trường chọn phương pháp hàn răng composite là sự lựa chọn tối ưu nhất, cụ thể:
Răng có hiện tượng bị sâu
Sâu răng là hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam. Nhìn bằng mắt thường, bạn có thể thấy được rõ những đốm đen hoặc nâu trên bề mặt răng. Thậm chí, sâu răng nặng sẽ nhìn ra những lỗ hổng lớn.
Nguyên nhân răng sâu là do quá trình vệ sinh răng miệng không cẩn thận. Hoặc thường xuyên ăn những thực phẩm không lành mạnh sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh. Khi không được xử lý sớm sẽ tích tụ trong ổ răng và gây sâu.
Với trường hợp này, phương pháp hàn răng composite là sự lựa chọn tối ưu. Nhờ lớp trám răng sâu, các lỗ hổng sâu răng tạo ra sẽ được bít lại. Bạn có thể bảo tồn được răng thật, không làm ảnh hưởng đến chức năng nhai thay vì phải nhổ bỏ để chặn đứng ổ sâu không lây lan.
Răng bị sứt mẻ do nhiều nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho răng của bạn bị sứt mẻ. Có thể là do thói quen thường xuyên ăn đồ cứng như đá viên, kẹo ngậm,.. Hoặc bất cẩn cắn vào một thứ gì đó quá cứng như càng cua, ghẹ, sạn lẫn trong đồ ăn hoặc dùng răng mở nắp chai lọ khiến cho răng bị nứt. Bên cạnh đó, tai nạn cũng là một trong những lý do khiến cho răng bị sứt mẻ.
Dù nguyên nhân từ đâu, bác sĩ nha khoa cũng sẽ khuyên khách hàng tiến hành trám răng composite để khắc phục tình trạng này. Lớp composite giống 99% răng thật sẽ giúp bảo tồn răng, tăng tính thẩm mỹ và không làm ảnh hưởng đến quá trình nhai.
Răng bị thưa
Răng thưa sẽ khiến cho bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu khi thức ăn dễ giắt vào mà lại khó lấy. Mà khi vệ sinh không sạch, nguy cơ bùng phát các bệnh lý răng miệng là điều khó tránh.
Vì vậy, đối với những trường hợp răng thưa với kẽ hở dưới 2mm, bác sĩ nha khoa cũng chỉ định hàn trám răng để ngăn ngừa thức ăn không tích tụ lại. Đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn hàm.
3. Phương pháp hàn răng composite có ưu điểm – nhược điểm gì?
Sử dụng composite để trám răng hiện đang là phương pháp được nhiều khách hàng ưa chuộng. Là vật liệu cao cấp, giống thật tới 99% và đảm bảo an toàn, composite nhanh chóng được tìm đến như liệu trình thẩm mỹ nha khoa, kiến tạo nụ cười hoàn hảo.
Tuy nhiên, dù tốt đến mấy thì composite cũng sẽ có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Dưới đây thông tin cụ thể:
Ưu điểm của phương pháp hàn răng bằng composite
Trám răng bằng composite là vật liệu được sử dụng phổ biến trong nha khoa vì:
- Mang lại tính thẩm mỹ cao: Nhựa tổng hợp composite sở hữu tone màu trắng ngà giống răng thật tới 99%. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì rất khó để phân biệt chiếc răng đã bị trám hay chưa. Do đó, composite luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu để thẩm mỹ răng cửa, răng nanh.
- Hàn răng an toàn, không xâm lấn: vật liệu composite được cải thiện với khả năng bám dính cực chắc. Chúng sẽ bám trực tiếp lên thân răng nên nha sĩ sẽ không cần phải mài men răng rồi trám như phương pháp cũ trước kia. Vì thế, việc hàn răng sẽ hạn chế được diện tích xâm lấn. Chỉ phần nào của răng có khuyết điểm cần trám mới tác động đến. Còn phần thân răng khỏe mạnh sẽ không phải tác động cắt xén nào cả.
- Khi cần sửa chữa sẽ rất dễ dàng: tiến hành trám răng bằng composite sẽ giúp quá trình sửa chữa trở nên đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều so với những vật liệu trám răng khác. Thường khi lớp composite bị hư hỏng, nha sĩ không cần thiết trám lại từ đầu mà chỉ thực hiện sửa chữa chèn vào.
- An toàn sức khỏe: Composite an toàn vì không chứa thủy ngân. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tiến hành trám răng với composite.
Nhược điểm của phương pháp hàn răng bằng composite
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn so với những vật liệu trám khác nhưng composite vẫn tồn tại một vài nhược điểm nhất định như:
- Độ bền tương đối: theo các nghiên cứu cho thấy, composite có độ bền trung bình khoảng 5-7 năm. Tùy thuộc vào cách giữ gìn của mỗi người mà tuổi thọ của composite sẽ thay đổi.
- Có độ co ngót: vật liệu composite có độ co ngót nhất định nên yêu cầu bác sĩ nha khoa phải tính toán đủ lượng cần thiết. Nếu sai lệch có thể tạo ra những lỗ hổng nhỏ khi composite có dấu hiệu co ngót. Từ lỗ nhỏ đó có thể hình thành nên bệnh lý sâu răng.
- Răng bị ố vàng: sau một thời gian dài sử dụng, chỗ răng trám sẽ có hiện tượng bị ố vàng. Đặc biệt, ở những bạn không chú trọng vệ sinh cẩn thận thì tình trạng ố vàng sẽ sớm xuất hiện.
4. Một vài lưu ý nhỏ sau khi thực hiện trám răng composite
Sau khi thực hiện hàn răng bằng vật liệu composite, bạn cần lưu ý một số điều để tăng độ bám dính và tránh vàng ố xảy đến. Cách chăm sóc răng trám như sau:
- Thời gian đầu tuyệt đối không sử dụng những đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn thức uống có màu như cà phê, nghệ,… bởi chúng sẽ khiến lớp trám bị xỉn màu, không đều màu, rất mất thẩm mỹ.
- Hạn chế làm những việc nặng có thể tác động vào vùng răng. Ví dụ như dùng răng mở nắp bia, mở nút buộc,…
- Tuân thủ nghiêm việc vệ sinh răng miệng đúng cách. Hãy nhớ, ít nhất 2 lần một ngày và chỉ nên đánh răng nhẹ nhàng, không chà xát mạnh.
- Khuyến khích sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước muối sinh lý để làm sạch răng toàn diện.
Bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn về phương pháp composite hàn răng. Để trám răng với vật liệu composite đạt độ bền đẹp theo thời gian dài sử dụng, bạn nên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện. Bên cạnh đó, cần chú trọng cả khâu chăm sóc răng miệng sau này để tránh xảy ra tình trạng bong tróc hay đổi màu vị trí trám nhé. Nếu còn gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Nha khoa Tulip để được tư vấn miễn phí.
NHA KHOA TULIP
Hotline : 098 929 8292 - 0931 776 766
Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh.