1. Sau khi bọc răng sứ có niềng được không?.
Răng sau khi bọc sứ vẫn có thể niềng răng được. Tuy nhiên, việc niềng răng sau khi bọc sứ phù hợp và cần thiết với trường hợp bọc sứ một vài răng hơn trường hợp bọc răng sứ toàn hàm. Với trường hợp này thì khí cụ niềng vẫn có thể dịch chuyển răng sứ và cùi răng thật về vị trí mà bạn mong muốn.
Trong khi đó thì với trường hợp bọc sứ nguyên hàm thì bác sĩ đã có sự sắp xếp các răng cho đều và đạt chuẩn khớp cắn rồi nên việc niềng răng là không cần thiết.
Sau khi bọc sứ nếu muốn niềng răng thì tình trạng răng miệng của bạn phải đáp ứng những yêu cầu như sau:
-
Mão sứ còn cứng cáp, không nứt mẻ, không lung lay.
-
Cùi răng thật khoẻ mạnh, có thể chịu đựng lực siết của khí cụ niềng. Nếu cùi răng thật đã yếu nhưng bạn vẫn cố tình niềng răng thì trong thời gian niềng răng có thể bị rụng hoặc lung lay.
-
Một lưu ý quan trong khi niềng răng sau khi bọc sứ đó là phải lựa chọn nha khoa uy tín để tránh gây hại cho mão sứ và cùi răng thật.
2. Tại sao đã bọc răng sứ rồi lại cần phải niềng răng?
Có 2 tình huống xảy ra, thứ nhất là bạn bọc răng sứ do tình trạng bệnh lý, ví dụ như sâu răng, nứt vỡ răng, hay trồng răng giả bằng giải pháp bắc cầu thì khi đó bạn vẫn hoàn toàn niềng được bình thường. Bởi vì các răng sứ trong miệng cũng chỉ mang tính cục bộ và phần lớn ở vùng răng phía sau nên việc tái lập thẩm mỹ răng cửa tương đối dễ dàng.
Trường hợp phổ biến thứ 2 là bạn đã làm thẩm mỹ răng bằng cách bọc sứ rồi, nhưng không hài lòng, không giải quyết hết những vấn đề gặp phải và bạn biết nếu trước đây lựa chọn cẩn thận hơn, niềng răng ngay từ đầu thì khuôn mặt đã thay đổi. Bạn hơi hối hận một chút vì không chọn niềng răng sớm. Nhóm bệnh nhân này thường gặp là bọc sứ điều trị hô, bọc sứ khắc phục khớp cắn ngược…
3. Trường hợp đã bọc răng sứ nhưng vẫn niềng răng được
3.1 Mô răng còn sót lại có đủ không?
Khi bọc răng sứ cả hàm, bạn sẽ phải toàn bộ răng thật. Nếu cùi răng còn nhiều sau khi mài thì bạn có khả năng niềng răng cao.
Nguyên nhân là bởi khi niềng răng thì khí cụ niềng sẽ di chuyển răng bằng cách truyền lực qua lớp mão sứ. Vì vậy mà sự tác động của khí cụ niềng sẽ bị giới hạn hơn khi áp dụng lên răng thật. Không chỉ vậy, khi đeo khí cụ niềng mắc cài thì răng sứ có thể sẽ bị bật ra và bạn phải làm lại toàn bộ răng sứ. Do vậy, mô răng thật còn lại sau khi bọc răng sứ là yếu tố quan trọng để xác định răng của chúng ta có khả năng chịu thêm lực siết của niềng răng hay không.
3.2 Răng sứ có làm đúng chuẩn chưa?
Kết quả bọc răng sứ là yếu tố quan trọng trong quá trình niềng răng sau đó. Nếu mão sứ bị hỏng hoặc không được đặt đúng vị trí, có thể gây ra sự chênh lệch giữa vị trí của mão sứ và răng thật, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của răng trong quá trình niềng.
Trong trường hợp mão sứ không được đặt đúng vị trí, răng có thể không được di chuyển đúng hướng hoặc di chuyển quá nhanh, gây ra áp lực quá lớn lên các mô xung quanh răng, dẫn đến sự thoái hóa của xương răng và rút ngắn tuổi thọ của răng bọc sứ.
Nếu mão sứ bị hỏng hoặc bị vỡ, sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của răng, gây ra sự di chuyển không ổn định và gây tổn thương cho các mô xung quanh răng.
Ngoài ra, nếu như keo nha khoa được sử dụng để cố định mão sứ với răng gốc không tốt thì cũng dễ xảy ra tình trạng bong mão sứ trong quá trình chỉnh nha.
3.3 Các răng có bị cứng khớp không?
Nha sĩ có thể kiểm tra tình trạng này bằng cách gõ vào răng bằng một dụng cụ cầm tay. Nếu thấy phát ra một âm thanh rắn, vang thì có thể dự đoán 20% chân răng đã bị ảnh hưởng.
Các bước kiểm tra khác sẽ là quan sát đường viền nướu, các cạnh cắn, mặt nhai và mặt phẳng cắn, mặt phẳng nhai. Tiếp theo là chụp X – quang để kiểm tra khoảng dây chằng nha chu. Răng bị cứng khớp thì sẽ khó niềng hơn nên bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích kỹ cho bạn về vấn đề này.
3.4 Giới hạn di chuyển răng theo kế hoạch?
Nếu bệnh nhân bị móm nặng, hô nặng thì nha sĩ sẽ cân nhắc khả năng điều trị niềng răng. Nha sĩ sẽ tính toán nếu niềng thì răng có thể dịch chuyển tối đa bao nhiêu. Sau đó bác sĩ sẽ xem xét việc áp dụng niềng răng có gây ảnh hưởng tới chân răng không. Nếu để răng dịch chuyển được tới mức độ bệnh nhân mong muốn nhưng răng gốc có thể bị tiêu chân hoặc bật cùi răng khỏi xương thì nha sĩ sẽ không khuyến khích bệnh nhân niềng răng.
4. Những lưu ý trước và sau khi niềng răng đã bọc răng sứ
Niềng răng cần một khoảng thời gian từ 1,5 đến 2 năm. Do vậy trước khi quyết định chỉnh răng bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
-
Lựa chọn nha khoa uy tín: Hiện nay, có rất nhiều nha khoa thực hiện niềng răng thẩm mỹ, nhưng để đảm bảo hiệu quả niềng răng bạn nên chọn các nha khoa có chất lượng và uy tính .
-
Vệ sinh răng miệng: Sau khi đã niềng răng xong, bạn cần phải chăm sóc răng miệng cẩn thận và thường xuyên, tránh các đồ ăn và thức uống dễ gây hại cho hàm răng.
-
Hạn chế ăn những món ăn có nhiều tinh bột, đường và các loại thực phẩm có chứa axit như cam, chanh, bưởi,… để bảo vệ men răng tốt hơn.
-
Tránh sử dụng các loại thực phẩm màu sẫm như cà phê, trà, thuốc lá, nước ngọt, nước có gas,…. Bởi đây là những loại thực phẩm khiến răng dễ bị xỉn màu và khiến răng dễ bị sâu hơn.
-
Không ăn những đồ ăn quá cứng, dai vì dễ làm bung mắc cài trong quá trình niềng răng.
-
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa vitamin, canxi, chất xơ,…. để tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Hy vọng chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn hiểu hơn về vấn đề "Đã bọc răng sứ có niềng răng được không". Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.
NHA KHOA TULIP
-
Hotline : 098 929 8292 - 0937 10 2346
-
Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh