LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT TRẺ MỌC THIẾU RĂNG?

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT TRẺ MỌC THIẾU RĂNG?
Ngày đăng: 04/05/2024 11:15 AM

    Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc thiếu răng sữa

    Răng sữa ở trẻ em giữ vai trò quan trọng trong hoạt động nhai, nói, thẩm mỹ và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn tương ứng trên cung hàm, giúp răng vĩnh viễn mọc thuận lợi và xương hàm phát triển bình thường. Răng sữa mọc thiếu xảy ra với tỉ lệ thấp, thường không có triệu chứng, tuy nhiên có thể được nhận biết trong các trường hợp dưới đây:

    • Trẻ em mọc thiếu răng sữa có thể được phát hiện trong khi kiểm tra sức khỏe răng miệng thông qua việc đếm số răng sữa rẻ đã mọc tương ứng với tuổi.
    • Răng sữa mọc từ mầm răng đã hình thành trước đó trong cung hàm, một số trường hợp, mầm răng sữa không mọc lên được tạo thành nang răng có thể gây sưng, đau, thậm chí viêm nhiễm... trường hợp này trẻ sẽ được chẩn đoán và can thiệp thông qua khám chuyên khoa và chụp X-quang.
    • Răng vĩnh viễn mọc lệch cũng có thể là dấu hiệu nhận biết răng sữa mọc thiếu ở trẻ. Răng sữa không chỉ giữ vai trò hỗ trợ hoạt động nhai, nói ở trẻ trong những nằm đầu đời mà còn giúp tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc, thông thường răng vĩnh viễn sẽ mọc ngay dưới chân của răng sữa. Khi trẻ bị thiếu răng sữa, các răng vĩnh viễn sẽ dễ mọc lệch và bất thường về hình dáng.
    • Ở trẻ có các rối loạn mang tính chất di truyền như sứt môi,hở hàm ếch, hội chứng down, ...cũng thường có thiếu răng sữa đi kèm.

    Lưu ý, một số trường hợp như bị nhổ nhầm hoặc chấn thương vùng hàm mặt làm trẻ bị mất răng có thể dẫn đến nhầm tưởng trẻ mọc thiếu răng sữa.

    Nguyên nhân gây mọc thiếu răng 

    Bình thường mỗi người sinh ra cho tới khoảng 2 tuổi sẽ mọc hoàn thiện 20 chiếc răng sữa. Sau này các răng sữa sẽ thay thế dần bởi răng vĩnh viễn, đến khi trưởng thành sẽ có 28 – 32 răng vĩnh viễn trên cung hàm (bao gồm cả răng khôn).

    Tình trạng mọc thiếu răng chủ yếu xảy ra ở bộ răng vĩnh viễn, phần lớn chỉ thiếu 1 – 2 răng. Trong đó, thiếu răng số 8 (răng khôn) chiếm 10 – 30% dân số. Tuy nhiên, việc thiếu răng số 8 không ảnh hưởng gì tới chức năng ăn nhai cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, đôi khi thiếu răng số 8 lại là may mắn, lớn lên đỡ phải đi nhổ. 

    Thiếu răng cửa bên hàm trên và răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới (răng số 5) đứng thứ hai trong các trường hợp thiếu răng, tiếp theo là răng hàm nhỏ hàm dưới và răng cửa hàm dưới. 

    Hiện tượng mọc thiếu răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

    • Do di truyền.
    • Không có mầm răng vĩnh viễn.
    • Do một nguyên nhân nào đó làm cho mầm răng của trẻ bị mọc ngầm, không mọc ra trên cung hàm được mặc dù có mầm răng ở dưới.
    • Do bác sĩ nhổ nhầm răng khi bé thay răng sữa lúc còn nhỏ.

    Ngoài ra, còn do các yếu tố môi trường bên ngoài như:

    • Trong thời kì mang thai, người mẹ hút thuốc lá hoặc sử dụng một vài loại thuốc như Thalidomide cũng có thể khiến bé sinh ra bị thiếu răng.
    • Chấn thương, viêm nhiễm, điều trị tia xạ,… cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiện tượng mọc thiếu răng.

    Tác hại khi trẻ mọc thiếu răng sữa

    • Trẻ em mọc thiếu răng sữa ở vị trí răng hàm thì có thể ảnh hưởng tới khả năng nhai của trẻ, từ đó làm hạn chế khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn của trẻ.
    • Nếu như trẻ bị mọc thiếu răng sữa ở vị trí răng cối sẽ thường khó quan sát và ít ảnh hưởng đến nụ cười, nhưng nếu mọc thiếu răng sữa ở vị trí răng cửa sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều cho nụ cười cũng như vẻ đẹp của khuôn mặt trẻ.
    • Trẻ mọc thiếu răng sữa có thể dẫn đến răng vĩnh viễn mọc lệch, mất thẩm mỹ, gây tổn hại đến răng và xương hàm, ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai sau này.
    • Trẻ mọc thiếu răng sữa cũng có các nguy cơ bệnh răng miệng tăng cao hơn như sâu răng,viêm lợi.

    Cách khắc phục trẻ mọc thiếu răng sữa

    Đối với trẻ mọc thiếu răng sữa, cần xác định xem mầm răng sữa có tồn tại hay không để có hướng xử trí hợp lý.

    • Trường hợp không có mầm răng sữa: Trẻ mọc thiếu răng sữa do thiếu mầm răng sữa không có nghĩa là trẻ sẽ thiếu răng vĩnh viễn tương ứng. Nếu không có triệu chứng bất thường, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ và đưa trẻ đi khám nha khoa định kì.
    • Trường hợp mầm răng sữa có tồn tại nhưng bộ răng sữa bị mọc thiếu: Trường hợp này, chiếc răng sữa bị thiếu không thể mọc lên khỏi nướu được mà nằm lại trong khung xương hàm. Khi đó, trẻ cần được can thiệp để giải phóng chiếc răng này ra khỏi nướu, nhằm đảm bảo quá trình mọc răng vĩnh viễn diễn biến thuận lợi và tránh các tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.


    Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây chắc các bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi “Làm cách nào để nhận biết trẻ bị mọc thiếu răng?” . Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.

    NHA KHOA TULIP

    • Hotline : 098 929 8292 - 0972 714 340
    • Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai ,Phường 1,Q.Tân Bình ,Tp.Hồ Chí Minh 

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng