1. Lưỡi trắng là bệnh gì?
Lưỡi có màu trắng là một biểu hiện chứ không phải là bệnh. Nó xảy ra khi bề mặt của lưỡi bị nhiễm màu trắng từ vi khuẩn, nấm hay các tế bào chết dính kẹt vào giữa các nốt đỏ của lưỡi khi không được vệ sinh sạch sẽ hoặc bệnh nhân đang mắc một số bệnh lý khác. Ở trẻ em, lưỡi trắng hay còn gọi là nấm lưỡi hoặc tưa lưỡi.
2. Nguyên nhân gây lưỡi trắng
2.1 Bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường hệ miễn dịch suy yếu sẽ thường gặp phải sự tấn công của các vi khuẩn nấm men bên trong miệng điển hình là nấm Cadida, tạo nên các lớp phủ màu trắng trên lưỡi.
2.2 Nấm miệng
Lưỡi màu trắng có thể do nấm miệng gây ra. Khi nhiễm nấm miệng các loại vi trùng do nấm miệng gây ra có thể gây bỏng rát lưỡi cũng như gây ra các mảng trắng đau rát trên lưỡi.
2.3 Bệnh giang mai
Bệnh giang mai nếu không được điều trị lâu ngày có thể tạo ra các mảng trắng ở lưỡi và thường được gọi là bạch sản giang mai.
2.4 Bệnh bạch sản
Bạch sản là tình trạng bệnh lý gây ra các mảng trắng trong miệng, thỉnh thoảng xảy ra ở lưỡi. Các mảng trắng này thường không gây đau và không thể cạo tróc. Bạch thường có liên quan đến tình trạng sử dụng quá mức thức uống có cồn (như rượu, bia) cũng như hút thuốc lá.
2.5 Vệ sinh không sạch sẽ
Lưỡi màu trắng có thể xuất hiện khi người bệnh vệ sinh đường miệng và lưỡi của mình không sạch sẽ, lâu ngày sẽ khiến các bợn lưỡi đóng mảng và tạo thành các mảng trắng
2.6 Do thiếu hụt vitamin
Nếu lưỡi nhạt, trắng, miệng có mùi hôi, rất có thể bạn đang bị thiếu vitamin, dưỡng chất. Hoặc rất có thể đang mắc phải tình trạng thiếu máu. Hiện tượng này thường gặp vào mùa đông, khi hệ miễn dịch suy yếu do phải mất nhiều năng lượng để giữ ấm cho cơ thể. Thông thường, những người gặp phải tình trạng này thường do thiếu vitamin B9, B12.
3. Cách trị lưỡi trắng ở người lớn tại nhà
Những bệnh nhân khi có tình trạng trắng lưỡi ở người lớn khi chỉ mới hình thành (thường do vệ sinh răng không tốt) có thể tham khảo và áp dụng các cách chữa trị sau đây:
-
Sử dụng nước muối ấm: lợi dụng vào đặc tính kháng khuẩn, sát trùng vốn có của muối để loại bỏ các tế bào chết tồn động trên bề mặt lưỡi vừa dễ dàng, lại không tốn kém. Bệnh nhân có thể ngậm nước muối ấm pha loãng trong 5 – 10 phút sau đó nhổ ra, thực hiện 2 lần/ngày sẽ thấy cải thiện đáng kể.
-
Baking soda trộn nước cốt chanh: trộn thành một hỗn hợp sệt rồi chà sát nhẹ nhàng lên lưỡi. Thực hiện 2 lần/ngày giúp hạn chế được triệu chứng lưỡi trắng khá tốt.
-
Sử dụng nước ép lô hội (nha đam): ngậm một lúc rồi nhổ ra, làm 2 lần/ngày có tác dụng giảm hôi miệng, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm...
-
Nghệ: Chà xát một ít tinh bột nghệ lên vùng lưỡi, với có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, nghệ sẽ có khả năng loại bỏ các đốm trắng trên lưỡi khá tốt.
Vì không biết rõ lưỡi màu trắng là do bản thân vệ sinh không sạch sẽ hay đang mắc phải những bệnh lý nào. Nên khi thấy lưỡi có màu trắng bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, chẩn đoán và làm các xét nghiệm (nếu cần thiết) nhằm phát hiện ra nguyên nhân cũng như các bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải.
Hy vọng rằng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về "Bệnh lưỡi có màu trắng". Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.
NHA KHOA TULIP
-
Hotline : 098 929 8292 - 0931 776 766
-
Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh