MẤT RĂNG GÂY NÊN NHỮNG TÁC HẠI GÌ?NÊN LÀM GÌ KHI BỊ MẤT RĂNG?

MẤT RĂNG GÂY NÊN NHỮNG TÁC HẠI GÌ?NÊN LÀM GÌ KHI BỊ MẤT RĂNG?
Ngày đăng: 01/05/2024 02:03 PM

    MẤT RĂNG GÂY NÊN NHỮNG TÁC HẠI GÌ?NÊN LÀM GÌ KHI BỊ MẤT RĂNG?

    Ngày đăng: 25/06/2022 09:42 AM

    Mất răng gây ra những tác hại gì?

    1. Ảnh hưởng đến những chiếc răng khác

    Bất kể chiếc răng bị mất ở vị trí nào, khi răng bị mất mà không được điều trị sẽ làm ảnh hưởng đến các răng còn lại. Bình thường, các chiếc răng có tác dụng nâng đỡ cho nhau, tạo nên sự liên kết giữa các răng giúp trải đều lực nhai. Khi răng bị mất, răng bên cạnh sẽ mất đi lực nâng đỡ và chúng sẽ bắt đầu có chiều hướng di chuyển theo hướng khoảng trống. Răng bị dịch chuyển làm cản trở hoạt động nhai và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm, gây ra những cơn đau nhức vùng thái dương.


                                                                                          Răng bị mất (ảnh : Internet)

    2. Khó khăn trong việc ăn uống

    Lực nhai giảm sút: Người bị mất răng gặp khó khăn rất lớn trong việc cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn. Do đó, sẽ hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như dạ dày, rối loạn tiêu hóa….

    3. Các vấn đề về xương hàm

    Khi răng không được thay thế tức là lực tác động không còn sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương răng. Trong trường hợp mất răng lâu năm mà không được thay thế sẽ khiến cho tình trạng tiêu xương trở nên nghiêm trọng, khả năng phục hồi răng mới sẽ khó khăn hơn. Khi này, nếu muốn phục hồi răng bác sĩ sẽ buộc phải tiến hành phẫu thuật ghép xương mới có thể thực hiện được.

    4. Các vấn đề về mô mềm

    Khi bị mất xương, bạn cũng có thể bị giảm mô nướu. Điều này có xu hướng gây ra các điểm đau nhức, đặc biệt là nếu bạn đeo răng giả. Ngay cả lưỡi của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt nếu bạn bị mất tất cả các răng. Lưỡi sẽ to ra để lấp đầy khoảng trống của răng bị mất.

    5. Những thay đổi thấy rõ trên khuôn mặt 

    Cả tình trạng tiêu xương và sự dịch chuyển của răng do mất răng đều có thể ảnh hưởng đến diện mạo khuôn mặt của bạn. Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi xương hàm bị tiêu do mất răng lâu ngày, hai má sẽ hóp vào, da mặt chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.
    Nha khoa Tulip

                                                                                                   Hóp má do mất răng lâu năm

    6. Gây mất thẩm mỹ

    Nếu răng mất ở vị trí khó nhìn thấy như răng hàm, người mất răng sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể về thẩm mỹ. Tuy nhiên, đối với các vị trí dễ nhìn thấy như răng cửa, việc tồn tại một khoảng trống lớn trên miệng khi cười, nói sẽ khiến người mất răng ngại ngùng, thiếu tự tin và hạn chế giao tiếp. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc.

    Vậy nên làm gì khi bị mất răng?

    1. Cắm trụ implant ( phương pháp trồng răng mới )

    Implant được thiết kế bằng chất liệu titanium có khả năng tương thích cao với cơ thể, được cấy vào trong xương hàm tại vị trí mất răng nhằm thay thế cho chân răng thật bị mất. Đây là giải pháp tối ưu cho các trường hợp mất răng, tỷ lệ thành công hơn 95% và đem lại hiệu quả ăn nhai bền chắc, lâu dài cho người dùng. 

    Implant giúp bảo tồn xương ổ răng, trồng implant sớm giúp bạn tiết kiệm chi phí ghép xương, tăng thể tích khi bạn trồng implant trễ sau nhiều năm. Mặc dù điều trị này có chi phí ban đầu hơi cao một chút, nhưng lại tiết kiệm hơn nếu chia cho thời gian sử dụng. Hơn nữa phục hình implant sẽ không cần phải thay thế thường xuyên như cầu răng hay hàm giả, tiết kiệm cả về mặt thời gian và tiền bạc trong tương lai gần.

    Tùy theo tình trạng mất răng của mỗi người mà sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau:

     

    • Trồng implant đơn lẻ: Phương pháp này được chỉ định khi bạn mất các răng ở những vị trí khác nhau trên cung hàm, mất răng nào mình sẽ trồng lại răng đó 

                                                                                          Trụ implant trên vị trí răng bị mất

       
    • Cầu răng trên implant: Có thể phục hồi nhiều răng mất liền kề nhau trên số lượng implant ít hơn. Số lượng implant cần thiết nâng đỡ cho cầu răng có thể thay đổi nhiều tùy thuộc vào loại implant, tính chất xương, số lượng răng mất và tương quan với vùng xương có thể cấy ghép. Phương pháp này cũng giống như cầu răng sứ nhưng khác ở chỗ trụ cầu sẽ là implant chứ không phải can thiệp tới các răng thật bên cạnh. Chụp sứ sẽ được cố định với implant bằng vít, có thể dễ dàng tháo ra vệ sinh, sửa chữa. Cầu răng trên implant sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng so với trồng răng đơn lẻ.

                                                                                         Trụ implant làm cầu răng sứ

       
    • Implant all on 4: Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp hư hỏng, mất răng toàn hàm. Bác sĩ sẽ tiến hành cấy 4 trụ implant xuống phía dưới xương hàm theo concept 2 implant đặt thẳng và 2 implant đặt nghiêng 45 độ để tránh các cấu trúc giải phẫu do sự tiêu xương của vùng mất răng. Hàm giả toàn hàm thường sẽ được thiết kế 12-14 răng, gắn cố định trên 4 implant bằng hình thức bắt vít.  Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân sẽ được lắp hàm tạm tức thì trong khoảng thời gian chờ implant tích hợp với xương hàm, bệnh nhân sẽ hạnh phúc vì có răng nhanh chóng đảm bảo cho thẩm mỹ, ăn nhai.
      Nha khoa Tulip

                                                                                                               Implant all on 4

    2. Phương pháp làm cầu răng sứ :

                                                                                          Làm cầu răng sứ

    Trước khi implant ra đời, cầu răng hay trồng răng bắc cầu là phương pháp khôi phục lại răng mất phổ biến nhất. Kỹ thuật này gồm ít nhất 3 răng, 2 răng thật bên cạnh răng mất sẽ phải mài cùi để gắn mão sứ lên, trở thành trụ giữ vững răng sứ ở giữa. Răng sứ được thiết kế phù hợp với vị trí mất răng và có màu sắc giống với răng thật. 

    Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng chỉ 3-5 ngày là hoàn thiện, chi phí hợp lý. Tuy nhiên sẽ không đem lại hiệu quả lâu bền, không ngăn ngừa được quá trình tiêu xương, làm tăng thêm nguy cơ mất răng khi 2 răng bên cạnh phải mài đi làm trụ.

    3.Hàm giả tháo lắp


                                                                                              Hàm răng tháo lắp

    Đây là phương pháp truyền thống ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển y khoa trong khắc phục tình trạng mất răng, được sử dụng ở người mất nhiều răng, mất răng toàn hàm.Phương pháp này là chế tác một hàm giả có phần mô nướu và răng gắn trực tiếp lên nướu. Mô nướu có cấu tạo từ những hợp chất đặc biệt sao cho giống với nướu thật nhất. Phần răng được làm từ sứ hoặc kim loại đều đảm bảo an toàn cho cơ thể.

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng