QUY TRÌNH TRÁM RĂNG LẤY TỦY

QUY TRÌNH TRÁM RĂNG LẤY TỦY
Ngày đăng: 03/05/2024 04:11 PM

    1. Trám răng lấy tủy là gì?

    Trám răng lấy tủy là phương pháp trám răng phục hình sau khi điều trị tủy Đây là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi về tay nghề, kinh nghiệm và dụng cụ, máy móc để loại bỏ tủy viêm nhiễm ra khỏi răng trước khi tiến hành trám răng phục hồi.
    Quy trình trám răng lấy tủy được thực hiện qua nhiều bước. Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành mở ống tủy để lấy bỏ hết tủy răng bị viêm nhiễm, rồi tiến hành làm sạch ống tủy. Sau đó, ống tủy sẽ được tạo hình và sử dụng vật liệu trám để bít kín ống tủy, đồng thời tái tạo lại hình thể cho răng.

    Nếu như răng bạn đang có dấu hiệu sâu nặng nhưng không đến nha khoa để bác sĩ trám kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn như: tủy chết, áp xe ổ xương răng, nhiễm trùng máuThậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

    2. Ưu nhược điểm khi trám răng lấy tủy:

    Tuy trám răng là phương pháp điều trị răng sâu có kỹ thuật đơn giản và an toàn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì giải pháp này cũng có mặt hạn chế. 

    • Ưu điểm

     Bảo tồn răng thật: Nếu không xử lý kịp thời tủy răng bị viêm nhiễm, sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, áp xe răng... và nguy cơ mất răng là rất lớn. Chính vì vậy, biện pháp tốt nhất để bạn không còn cảm giác đau nhức, khó chịu đó là làm sạch tủy viêm. Sau đó trám một lớp vật liệu như một màng bảo vệ, giúp bảo tồn răng thật tối đa. 

     Khôi phục chức năng ăn nhai: Khi đã được bác sĩ điều trị tuỷ và trám răng, những cơn đau nhức sẽ chấm dứt hoàn toàn và chức năng ăn nhai sẽ được hồi phục trở lại như ban đầu. Kỹ thuật trám răng còn giúp tái tạo lại hình thể của răng và giúp bảo vệ răng thật được chắc chắn hơn.

    • Nhược điểm

    Sau khi lấy tủy răng, mặc dù đã được trám răng phục hình nhưng mô răng vẫn trở nên giòn và dễ vỡ sau một thời gian. Bởi vì răng đã lấy tủy cũng có nghĩa là nguồn nuôi dưỡng răng không còn. Tuổi thọ của răng chỉ kéo dài khoảng 15-20 năm.

    Để giữ răng tồn tại lâu dài hơn, các bác sĩ thường khuyến khích bạn nên thực hiện bọc răng sứ sau khi răng đã chữa tủy. Phương án này vừa giúp bảo vệ răng thật tránh được các tác động bên ngoài, vừa giúp đảm bảo việc ăn nhai tốt và thẩm mỹ cao.

    3. Trường hợp nào cần phải trám răng lấy tủy?

    Trám răng lấy tủy sẽ bao gồm cả hai kỹ thuật điều trị tủy răng và trám răng. Việc điều trị tủy chính là loại bỏ đi phần tủy răng.

       ✨ Trường hợp trám răng không lấy tủy

    Hầu hết các trường hợp răng bị tổn thương ở mức nhẹ chưa làm ảnh hưởng tới tủy răng khi đó sẽ không cần phải lấy tủy. Như: răng sâu nhẹ không đau nhức, răng bị sâu mẻ vỡ hoặc bị chấn thương, tai nạn nhưng chưa bị lộ tủy răng và một số trường hợp phục hình thẩm mỹ cho răng như răng thưa, răng khấp khểnh…

       ✨ Trường hợp cần phải điều trị tủy 

    Đó là các trường hợp tủy răng đã có dấu hiệu bị viêm nhiễm như sâu răng gây đau nhói hoặc đau nhức nhiều khi ăn nhai, răng nhạy cảm với thực phẩm nóng lạnh, sâu răng gây hư vỡ mô răng hoặc bị chấn thượng mạnh làm lộ tủy răng, có nguy cơ nhiễm trùng.

    Với tất cả những trường hợp điều trị tủy đều phải qua thăm khám, chụp phim để xác định chính xác tình trạng, mức độ viêm nhiễm. Bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể việc có nên trám răng lấy tủy không.

    4. Quy trình trám răng tại nha khoa 

    Để thực hiện một cuộc điều trị trám răng, thường nha sĩ sẽ thực hiện theo các bước sau.

    1. Thăm khám và tư vấn: Đầu tiên nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quan toàn bộ khoang miệng, đặc biệt là chụp X- quang để kiểm tra kỹ hơn và sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý cho bệnh 

    2. Vệ sinh và gây tê khu vực răng: Răng miệng của bạn phải sạch sẽ tránh nhiễm trùng xảy ra trong quá trình điều trị. Sau đso bác sĩ sẽ gây tê với liều lượng thích hợp giúp bệnh nhân thoải mái, không đau đớn khi lấy tủy. Đây là bước khá quan trọng quyết định trám răng lấy tủy có đau không.

    3. Quy trình điều trị tủy răng: Đầu tiên, nha sĩ sử dụng mũi khoan chuyên dụng mở một đường trên bề mặt răng từ vị trí sâu răng vào buồng tủy đủ rộng để thao tác lấy tủy được diễn ra thuận lợi, dễ dàng. Sau đó, tiến hành hút tủy viêm ra ngoài bằng trâm tay hoặc trâm máy, đây là bước quan trọng cần thực hiện gọn gàng, cẩn thận. Sau khi hút sạch mô tủy viêm, để chắc chắn đảm bảo không còn mô tủy viêm trong răng, bác sĩ tiến hành bơm rửa và chụp X-quang, đối chiếu kết quả, đo chiều dài chân răng và chuyển sang trám bít ống tủy..

    4.  Quy trình trám răng: Sau khi chữa tủy, tùy vào mức độ và số lượng răng cần chữa có thể kéo dài trong 2-3 ngày, bác sĩ sẽ trám bít ống tủy, lấp đầy ống tủy bằng nhựa nha khoa Gutta Percha. Bước cuối cùng là trám bít lại  Nha sĩ sử dụng các vật liệu chuyên dụng để lấp đầy các khoảng trống trong 

    Nha khoa Tulip không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.

    Hy vọng chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn hiểu hơn về "Quy trình trám răng lấy tủy" Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.

    NHA KHOA TULIP

    • Hotline : 093 177 6766 - 028 6296 2606

    • Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh 

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng