RĂNG BỊ Ê BUỐT PHẢI LÀM SAO

RĂNG BỊ Ê BUỐT PHẢI LÀM SAO
Ngày đăng: 03/05/2024 10:40 PM

    1. Nguyên nhân gây ra răng bị ê buốt

    Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể trong sinh hoạt hàng ngày cũng như chế độ ăn uống khiến răng của bạn trở nên nhạy cảm và dễ bị đau buốt: 

    - Do một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, tụt lợi, sứt mẻ răng,… Trong đó, tình trạng sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến răng của bạn bị ê buốt và gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Khi bị sâu răng, trên răng của bạn sẽ xuất hiện những lỗ sâu và ảnh hưởng đến tủy răng.

    - Do chế độ chăm sóc răng miệng không tốt: Chải răng quá kỹ lưỡng, sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao hoặc chải răng không đúng cách hay chải răng nhiều hơn ba lần một ngày không có tác dụng làm răng chắc khỏe mà có khả năng gây mất men răng làm răng bị ê buốt.

    - Một số loại nước súc miệng có chứa axit nên nếu ngà răng đã bị lộ, bạn sẽ cảm thấy ê buốt răng khi súc miệng mỗi ngày. Từ đó, răng càng trở nên nhạy cảm hơn và lớp ngà răng có nguy cơ bị tổn thương thêm.

    - Thói quen ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều axit và không vệ sinh răng miệng cẩn thận cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến răng bạn đau buốt nhiều hơn và tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý về răng, nhất là viêm nướu và sâu răng. 

    Vì sao răng bị ê buốt? | Vinmec

    2. Điều trị ê buốt răng hiệu quả

    Để được điều trị dứt điểm tình trạng bị ê buốt răng thì bạn nên sớm đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh lý nhé!

    Kỹ thuật nha khoa điều trị răng bị ê buốt gồm:

    + Trám răng: Để thực hiện nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng răng bị ê buốt do đây là nơi có nhiều vi khuẩn sâu răng gây bệnh sót lại. Sau đó dùng vật liệu chuyên dụng để trám lên răng, thay thế men răng bị mất, bảo vệ lớp ngà răng nhạy cảm bên trong.

    + Bọc răng sứ: Sẽ được áp dụng khi tình trạng mòn men răng quá nặng, thực hiện mài bớt một lớp men răng bên ngoài tạo sự đồng đều sau đó là chụp mão răng sứ bên trên bảo vệ toàn bộ răng thật bên trong, răng sẽ không còn khả năng xảy ra ê buốt nữa.

    3. Cách chăm sóc răng miệng tránh bị ê buốt răng

    Sau khi điều trị tình trạng ê buốt chân răng xong, để tránh bệnh ê buốt chân răng tiếp tục diễn ra đối với những răng còn lại, bạn cần lưu ý những điều sau và tập thói quen chăm sóc răng miệng một cách thật khoa học và hiệu quả.

     Dùng bàn chải lông có lông siêu mềm, thay bàn chải 3 tháng/lần, nên chải răng một cách nhẹ nhàng.

    Chăm sóc răng đúng cách để giúp ngăn ngừa sự mòn men răng và sự tụt nướu.

     Nếu bị nghiến răng thì đeo máng nhai để hạn chế mòn răng,

     Dùng kem đánh răng đặc chế giúp giảm ê buốt.

     Khám răng định kì 3 – 6 tháng/lần tại trung tâm nha khoa uy tín.

    "Nha khoa Tulip không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi luôn hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng"

    Hy vọng với những thông tin cung cấp trên đây giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.

    NHA KHOA TULIP

    • Hotline :028 6296 2606 - 093 177 6766

    • Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh 

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng