Răng bị lung lay là do nguyên nhân gì?
Răng bị lung lay là hiện tượng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi kể cả người lớn lẫn trẻ em, tuy nhiên ở trẻ em khi vẫn là răng sữa thì có thể không đáng ngại lắm nhưng răng ở người lớn đã là răng vĩnh viễn nên nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Nguyên nhân khiến răng bị lung lay khá đa dạng, có thể là một hoặc vài lý do sau:
Phụ nữ mang thai
Cơ thể phụ nữ trong giai đoạn mang thai có hai loại hoocmon estrogen và progesterone sẽ bị tăng cao về nồng độ trong thời gian này. Hai loại hóc môn này khi có sự thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc xương hàm, cấu trúc dây chằng nha chu nên khiến xuất hiện tình trạng răng bị lung lay.
Tuy nhiên do đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên nên nó cũng sẽ biến mất một cách tự nhiên, vì vậy nếu sau khi thăm khám tại Nha Khoa, nếu bác sĩ chuẩn đoán không phải do bệnh lý thì các bà bầu chỉ cần giữ gìn răng miệng sạch sẽ là được.
Loãng xương
Nguyên nhân này thường gặp ở người trung và cao tuổi hoặc ở những người bị mất răng lâu năm. Khi ở các trường hợp này, xương hàm sẽ trở nên yếu dần và tự tiêu biến đi. Từ đó chân răng sẽ không đủ xương để neo giữ nên sẽ xuất hiện tình trạng răng bị lung lay.
Chấn thương ngoại lực
Đây là nguyên nhân khách quan và thường xảy ra đột ngột, nó có thể đến từ những vụ đụng độ hoặc va chạm với vật thể cứng. Răng bị lung lay được coi là trường hợp nhẹ nhàng của nguyên nhân này, vì vậy bạn chỉ còn cách chú ý và cẩn thận hơn khi sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh viêm nha chu
Thông thường bệnh viêm nha chu là do mảng bám cao răng gây ra, hiểu một cách đơn giản là bệnh viêm nha chu khiến phần nướu răng bị tách rời khỏi thân răng và tiếp tục ăn sâu theo chiều đi xuống chân răng. Vì vậy hiện tượng răng bị lung lay sẽ nhanh chóng xuất hiện ngay khi viêm nha chu bắt đầu.
Cách khắc phục khi răng bị lung lay
Khi răng bị lung lay, cần phải có phương án điều trị sớm, để có thể bảo tồn răng thật tối đa. Về cách điều trị như thế nào sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân khiến răng lung lay mới có thể chữa trị triệt để nhất.
✅ Sử dụng nước súc miệng hoặc thuốc điều trị nướu răng bị viêm, nhiễm, chống lại các vi khuẩn xấu tích tụ trong khoang miệng.
✅ Cạo vôi răng: Trường hợp răng lung lay do các bệnh lý nha chu thì bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp cạo vôi răng để loại bỏ nguy cơ gây ra bệnh.
✅ Cấy ghép xương: Viêm nha chu, viêm chóp răng nếu kéo dài không điều trị sẽ khiến phần nướu bị tụt xuống, lúc này phần xương ổ răng có thể đang dần bị tiêu biến. Nếu tiêu xương nặng thì phải thực hiện ghép xương sau khi xử lý viêm nhiễm. Hoặc có trường hợp sẽ cần phải ghép vạt nướu để đảm bảo răng được vững chắc.
✅ Dùng nẹp cố định: Với những trường hợp răng lung lay do tác động lực từ bên ngoài, thì tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Nếu nhẹ có thể dùng nẹp để cố định các răng lung lay. Sau một thời gian răng sẽ chắc chắn trở lại.
✅ Trồng răng Implant: Trường hợp răng lung lay nặng, không thể giữ lại được nữa thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Sau khi nhổ răng, bạn nên sớm tiến hành phục hình răng giả bằng phương pháp trồng răng Implant. Đây là phương án duy nhất có thể khôi phục đầy đủ cả thân và chân răng. Đồng thời ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Từ đó không làm lộ chân răng và khiến các răng kế cận bị lung lay
Cách ngăn ngừa trình trạng răng lung lay
Cách tốt nhất để răng luôn chắc chắn, ngăn ngừa tình trạng răng lung lay đó là phải phòng ngừa và điều trị nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Đừng để bệnh nha chu hoặc chứng nghiến răng của bạn vẫn tồn tại khi muốn bảo tồn răng lung lay. Vì răng lung lay cuối cùng sẽ nhanh chóng rơi ra khi bạn không giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt. Điều trị có thể cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn. Việc duy trì đúng cách để tránh nguy cơ cũng có thể thúc đẩy quá trình chữa lành và củng cố răng khi bị xô đẩy.
Dưới đây là những biện pháp mà bạn có thể thực hiện để giữ gìn sức khỏe răng miệng, và giúp răng luôn vững chắc:
► Tránh xa thói quen hút thuốc lá.
► Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần.
► Theo dõi và kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn.
► Đánh răng cẩn thận hai lần một ngày.
► Mang máng duy trì để ngăn ngừa chứng nghiến răng khi ngủ.
► Tìm hiểu về các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến răng.
► Đeo miếng bảo vệ miệng tùy chỉnh khi chơi thể thao.
► Uống các chất bổ sung sức khỏe do bác sĩ kê đơn như khoáng chất ,canxi và vitamin để giúp ngăn ngừa loãng xương.
► Thăm khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.
Đặc biệt, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của răng miệng như: răng ê buốt, đau nhức, nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng, chảy mủ… thì bạn cần lập tức đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị ngay, tránh tình trạng để răng ngày càng suy yếu, lung lay nặng.
Hy vọng rằng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về "Nguyên nhân và cách khắc phục răng bị lung lay". Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.
NHA KHOA TULIP
- Hotline : 098 929 8292 - 0937 10 2346
- Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh