RĂNG SỮA CỦA BÉ BỊ SÂU PHẢI LÀM SAO

RĂNG SỮA CỦA BÉ BỊ SÂU PHẢI LÀM SAO
Ngày đăng: 03/05/2024 11:21 PM

    1. Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị sâu răng sữa

    Sâu răng sữa là tình trạng răng sữa bị vi khuẩn tấn công khiến mô răng hình thành các lỗ sâu gây đau nhức, mô răng bị phá hủy, ảnh hưởng tới ăn nhai và thẩm mỹ. Hiện nay, sâu răng sữa rất phổ biến ở nhiều trẻ em, mà phần lớn nguyên nhân dẫn đến do chính thói quen ăn uống và việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng của trẻ không tốt.

    Có thể kể tới những nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ em như:

    • Ăn quá nhiều đồ ngọt 

    Việc phụ huynh để trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt tùy theo sở thích chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ. Các loại bánh kẹo ngọt thường là môi trường ưa thích của nhiều loại vi khuẩn gây sâu răng trong khoang miệng. Khi đó, chúng sẽ lên men các loại đường này để bám vào răng, theo thời gian gây ra nên tình trạng răng sâu ở trẻ.

    • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

    Khi trẻ vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, các mảng bám trên răng sẽ được tích tụ lại một chỗ, lâu ngày  hình thành nên các vi khuẩn gây sâu răng phá hủy cấu trúc men răng và tủy răng, khiến răng trở nên yếu và dễ bị sâu hơn.

    • Răng bị mọc lệch

    Trong trường hợp răng bị mọc lệch, các răng mọc chen chúc sẽ khiến viêc vệ sinh răng miệng của trẻ gặp nhiều khó khăn hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các mảng bám tích tụ gây nên tình trạng sâu răng sữa.

    sâu răng sửa

    2. Tác hại của răng sữa bị sâu

    2.1 Răng sữa bị sâu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

    Dù là răng sữa nhưng những chiếc răng này vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai và nghiền thức ăn của trẻ. Khi răng bị sâu, do đau nhức nên trẻ có xu hướng né tránh các răng sâu nên việc nhai sẽ phụ thuộc vào những chiếc răng còn lại. Do đó, việc thiếu hụt răng khi ăn nhai sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém

    2.2 Cảm giác ê buốt, đau nhức khi răng sữa bị sâu

    Khi răng sữa bị sâu của trẻ bước vào giai đoạn 3 và 4 – tức là giai đoạn chiếc rang sâu đã lan vào tủy. Khi đó, trẻ sẽ có cảm giác đau nhức ê ẩm, âm ỉ kéo dài do răng sữa vẫn còn tồn tại các dây thần kinh cảm giác. Do đó, răng sữa bị sâu có thể làm gián đoạn các hoạt động thường nhật của trẻ, gây biếng ăn, lười nói, phát âm kém.

    Răng sữa bị sâu - Các giai đoạn, Tác hại và Cách điều trị

    2.3 Răng sữa bị sâu cản trở sự phát triển chiều cao

    Quá trình phát triển chiều cao của trẻ thường có yếu tố quyết định trong giai đoạn trẻ mọc răng sữa, nghĩa là 60% khả năng phát triển chiều cao được quyết định trong giai đoạn từ sơ sinh cho đến khi trẻ 3 tuổi. Vì thế, nếu quá trình mọc răng sữa của trẻ xảy ra các vấn đề như sâu răng hay mất răng thì chắc chắn ảnh hưởng đến lối sống sinh hoạt của trẻ. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao.

    2.4 Sâu răng sữa ảnh hưởng đến trí não

    Răng và trí não có mối liên hệ khá là mật thiết với nhau và chính vì lý do đó, nếu răng trẻ bị sâu thì có nguy cơ nó sẽ ảnh hưởng đến trí não. Khi răng sữa bị sâu, các động mạch não sẽ bị thu hẹp, gây ảnh hưởng đến các hoạt động trí não. Ngoài ra, nếu răng sữa bị nhổ bỏ quá sớm sẽ khiến cho trí nhớ và IQ của trẻ cũng bị ảnh hưởng. 

    Những giai đoạn phát triển não bộ của trẻ, bố mẹ nên bỏ túi ngay ! - Ecomom  Việt Nam

    2.5 Sâu răng sữa gây mất răng sớm, ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

    Nhiều phụ huynh vẫn thường hay có thái độ chủ quan đối với răng sữa bị sâu của trẻ vì nghĩ rằng răng sữa có thể được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Khi đó, nhiều phụ huynh thường để cho quá trình sâu răng tiến triển ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến viêm tủy và hoại tử tủy. Khi đó, bất đắc dĩ các bác sĩ phải nhổ bỏ chiếc răng sữa khiến trẻ bị mất răng sớm và vô tình ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

    3. Răng sữa bị sâu phải làm sao?

    Có không ít các bậc cha mẹ nghĩ rằng, việc sâu răng sữa sẽ không có gì nghiêm trọng vì trước sau gì răng sữa cũng sẽ rụng và thay vào đó là răng vĩnh viễn. Đây là một điều hoàn toàn sai lầm bởi khi răng sữa bị sâu sẽ dễ dẫn đến tình trạng răng sữa bị rụng sớm dẫn đến răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ bị mọc lệch lạc và gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng hàm của trẻ. 

    Dưới đây là quá trình điều trị  2 trường hợp khi răng sữa bị sâu

    3.1. Viêm tủy răng sữa có hồi phục

    • Làm sạch lỗ sâu, không lấy hết phần ngà phản ứng.

    • Trám lót bằng một trong các lựa chọn sau: Canxi Hydroxit, MTA, chất dán ngà (dentin bonding).

    • Trám phục hồi bằng GIC: ngay sau trám lót.

    3.2. Viêm tủy răng sữa không hồi phục

    • Gây tê.

    • Mở tủy.

    • Bơm rửa, sửa soạn ống tủy.

    • Lau khô ống tủy.

    • Trám bít ống tủy bằng Eugenate.

    • Trám kết thúc bằng GIC.

    Làm thế nào khi trẻ bị sâu răng sữa? | Vinmec

    4.Các biện pháp phòng ngừa bệnh sâu răng sữa ở trẻ nhỏ?

    Để phòng ngừa tối đa sâu răng sữa ở trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây: 

    • Cho trẻ chải răng 2 – 3 lần/ ngày sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Trẻ dưới 7 tuổi chưa thể chải răng đúng cách và kỹ lưỡng. Do đó, phụ huynh cần giám sát quá trình vệ sinh răng miệng để chắc chắn thức ăn thừa và mảng bám được loại bỏ hoàn toàn.

    • Dùng chỉ tơ nha khoa cho trẻ để làm sạch thức ăn thừa trong kẽ răng. Ngoài ra, nên chọn các sản phẩm súc miệng phù hợp với độ tuổi của trẻ để làm sạch khoang miệng hoàn toàn.

    • Dặn dò trẻ không được dùng quá nhiều bánh kẹo, socola, nước ngọt có gas,… Thay vào đó, có thể dùng trẻ nhỏ sử dụng các món ăn vặt từ trái cây, rau củ để giảm nguy cơ sâu răng.

    • Giảm lượng đường trong chế độ ăn của bé, tăng cường rau xanh, vitamin, khoáng chất và nước để cải thiện men răng, tránh tình trạng sâu răng và viêm nướu.

    • Cho trẻ cạo vôi răng 1 – 2 lần/ năm. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên đưa con trẻ đến nha khoa khám định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý tiềm ẩn.

     Hy vọng chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ mang lại hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định cho mình! Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.

    NHA KHOA TULIP

    • Hotline : 093 177 6766 - 028 6296 2606

    • Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh 

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng