Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì?
Muối là khoáng chất có thành phần chính là natri clorua (NaCl). Loại khoáng chất này được biết đến với đặc tính sát khuẩn, khử trùng tự nhiên. Nước muối có tính kháng khuẩn cao, giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng và giúp răng chắc khỏe.
Có nên súc miệng bằng nước muối sau khi đánh răng?
Các nha sĩ đều đưa ra lời khuyên là chúng ta nên thực hiện súc miệng bằng nước muối đều đặn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nước muối với tính kháng khuẩn cao sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, đánh bay mùi hôi miệng và giúp răng chắc khỏe hơn.
Bên cạnh đó, việc súc miệng bằng nước muối cũng giúp sát khuẩn vòm họng, hạn chế đau họng, tiêu đờm, giảm viêm cũng như giảm chảy máu chân răng.
Bạn nên kết hợp sử dụng nước muối đồng thời với các bước vệ sinh răng miệng hàng ngày để mang tới hiệu quả chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất. Câu hỏi đặt ra là: Có nên súc miệng nước muối sau khi đánh răng không?
Trả lời: Bạn nên súc miệng bằng nước muối sau khi đánh răng nhé, sử dụng nó trong bước cuối cùng của việc vệ sinh răng miệng. Với nước muối cũng vậy, bạn nên dùng sau vệ sinh răng miệng là tốt nhất. Tuy nhiên trình tự này có thể thay đổi theo thời điểm.
Ví dụ: Buổi sáng sau khi thức dậy thì bạn nên súc miệng trước để loại bỏ vi khuẩn trong miệng rồi mới đánh răng, sau đánh răng thì súc miệng lại một lần nữa bằng nước muối.
Lưu ý:
+ Tuyệt đối không gia tăng nồng độ muối nếu tự pha chế dung dịch nước muối súc miệng. Mặc dù nồng độ muối cao hơn thì khả năng diệt khuẩn có phần gia tăng nhưng nếu không kiểm soát được có thể khiến cho miệng bị đắng chát, vị giác bị ảnh hưởng, thậm chí làm tổn thương đến các niêm mạc miệng.
+ Để đảm bảo an toàn, bạn hãy sử dụng nước muối pha chuẩn tỷ lệ, tốt nhất bạn nên mua các dung dịch nước muối sinh lý 0,9% có bán tại các hiệu thuốc. Đây đều là các sản phẩm đã được kiểm định và công nhận lưu hành nên an toàn khi sử dụng.
Nên ngậm nước muối bao lâu?
Dù là súc miệng hay ngậm nước muối bạn cũng chỉ nên ngậm trong 30 giây sau đó nhổ ra ngoài. Ngậm nước muối quá lâu sẽ khiến niêm mạc bên trong họng và khoang miệng bị tổn thương, bề mặt lưỡi bị bỏng rát ảnh hưởng đến khẩu vị.
Nhổ răng xong có được súc miệng nước muối không?
Nếu như bạn mới nhổ răng xong thì tuyệt đối KHÔNG được súc miệng bằng nước muối bởi điều này sẽ khiến cho máu khó đông, quá trình lành thương sẽ kéo dài hơn.
Vì sao nên súc miệng bằng nước muối?
Thực ra, việc sử dụng nước muối là thói quen đã có từ rất lâu do nước muối mang tới những lợi ích sau cho sức khỏe răng miệng:
- Giúp ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn gây hại: Nước muối có tính sát khuẩn gây ức chế hoạt động và loại bỏ vi khuẩn gây hại, phòng tránh nhiễm trùng. Từ đó giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về răng lợi.
- Nước muối giúp kháng viêm: Đặc tính này giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
- Làm dịu các vết loét trong khoang miệng: Muối giúp tăng lượng máu tới các niêm mạc bị tổn thương nên giúp làm lành vết thương nhanh hơn.
- Khử mùi hôi: Do có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mùi và loại bỏ vụn thức ăn trong khoang miệng nên dung dịch này giúp loại bỏ mùi hôi trong hơi thở.
- Làm dịu cơn đau họng: Súc miệng bằng nước muối là cách đơn giản nhất để phòng tránh vi khuẩn gây hại tấn công cổ họng và mang nhiều hơn các tế bào bạch cầu tới vùng cổ họng bị viêm nhiễm. Từ đó làm dịu cơn đau họng và cải thiện tình trạng viêm họng.
- Ngăn ngừa các bệnh răng lợi: Vệ sinh răng lợi hàng ngày với nước muối cũng giúp ngăn ngừa một số bệnh lý như viêm nướu, tụt lợi, viêm nha chu, nhiệt miệng….
Súc miệng bằng nước muối là cách vệ sinh răng miệng đơn giản, mang lại hiệu quả cao và nhiều lợi ích tốt cho răng miệng. Hãy duy trì thói quen này kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày như chải răng, sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước. Đừng quên tới các địa chỉ nha khoa uy tín thăm khám 6 tháng/lần để phát hiện các vấn đề bất thường và từ đó có giải pháp điều trị kịp thời.