1. Răng sữa là gì?
Răng sữa là là những chiếc răng mọc trong thời kỳ trẻ bú mẹ, là bộ răng tồn tại ở giai đoạn quan trọng nhất của sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em. Răng sữa được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của bào thai, được lắng đọng chất men và ngà (sự khoáng hóa) từ tháng 4 đến tháng thứ 6 sau khi sinh.
Răng sữa chính thức mọc trong khoang miệng ở khoảng tháng thứ 6 của bé, và cho đến khi trẻ được 2-3 tuổi, trẻ đã có đủ bộ răng sữa với 20 răng và bao gồm 10 răng hàm trên, 10 răng hàm dưới.
Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ em
Sau khi tồn tại đến một giai đoạn nhất định, chân răng sữa sẽ tiêu dần đi và bộ răng vĩnh viễn sẽ mọc dần lên và thay thế vào vị trí này. Trẻ em ở giai đoạn từ 06 – 11 tuổi sẽ hiện diện cả răng sữa và răng vĩnh viễn trên cung hàm gọi là răng hỗn hợp.
2. Sai lầm thường gặp khi nhổ răng sữa
Nhổ răng sữa đúng cách, đúng thời điểm có vai trò quan trọng. Quá trình thay răng đúng cách, được đánh giá là chuẩn nhất khi chân răng sữa tiêu hết, thân răng bên trên sẽ rụng đi và chiếc răng vĩnh viễn trồi lên kịp thời.
Khi nhổ răng sữa cho trẻ, sai lầm lớn nhất mà người lớn thường gặp phải đó là nhổ ngay khi thấy răng vừa lung lay mà không biết rằng rằng phía dưới chiếc răng vĩnh viễn chưa kịp mọc. Điều này nguy hiểm ở chỗ, nếu răng sữa bị nhổ sớm, phần lợi để lâu ngày sẽ co khít và cứng chắc lại. Về sau khi răng vĩnh viễn mọc lên khó khăn và gây đau cho trẻ.
Trường hợp răng sữa bị lung lay, sau đó nó tự rụng thì hầu như chúng ta không cần bất cứ tác động nào đến nó. Tuy nhiên, nếu răng lung lay lâu không rụng hoặc răng vĩnh viễn bị mọc lệch đến mức độ nhất định buộc phải can thiệp nhổ răng sữa cho trẻ thì nên đến nha sĨ. Trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám nhằm biết được chính xác tình trạng của răng, sau đó mới xác định được lúc nào nên nhổ răng để đảm bảo cho răng vĩnh viễn mọc đầy đủ và tốt nhất.
Nhiều gia đình cũng thường có thói quen nhổ răng sữa cho con ngay tại nhà, tuy nhiên, đây cũng là phương án không đảm bảo an toàn, lại có thể gây cho trẻ sự sợ hãi, đau đớn. Khi bắt buộc phải chỉ định nhổ răng, đưa trẻ đến phòng nha uy tín, chất lượng là điều vô cùng cần thiết.
3.Trẻ thường thay răng vào độ tuổi nào?
Theo y học, độ tuổi thay răng sữa được chia thành các nhóm như sau: Hai răng cửa giữa: 6-7 tuổi, Hai răng cửa bên cạnh: 7-8 tuổi, Hai răng nanh: 9-12 tuổi, Hai răng hàm đầu tiên: 9-11 tuổi, Hai răng hàm thứ 2: 10-12 tuổi.
Trong đó, thời điểm mọc thường là lúc 6 tuổi. Răng sữa đầu tiên rụng thường là răng cửa giữa, tiếp ngay sau đó thường là sự nhú lên của răng vĩnh viễn tương ứng ở vị trí răng sữa vừa rụng đi. Răng sữa cuối cùng thường là răng sữa số 5 rụng lúc khoảng 12 tuổi.
4.Vì sao nên nhổ răng sữa cho trẻ đúng thời điểm?
Khám răng định kì cho trẻ tại nha khoa
Nắm được quy luật thay răng của trẻ, bạn sẽ biết phải xử lý thế nào. Không nên nhổ răng sữa của trẻ trước thời điểm thay răng. Trẻ em sau 18 tháng trở đi, nên bố mẹ duy trì lịch đi khám răng ít nhất 6 tháng 1 lần. Việc khám răng định kỳ cho bé sẽ theo dõi được quá trình phát triển hàm, thay thế răng sữa của bé để tránh rối loạn khi mọc răng vĩnh viễn, nếu xảy ra sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí để chỉnh nha.
Bên cạnh đó, nếu như đúng thời điểm thay răng và răng vĩnh viễn đã mọc nhưng răng sữa không rụng thì bạn cũng cần nghĩ đến giải pháp nhổ răng để răng có sự phát triển tốt nhất. Hay trong nhiều trường hợp răng vĩnh viễn mọc lên nhưng chệch khỏi răng sữa thì cần phải nhổ răng sữa để tạo “môi trường” cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.
Hãy cố gắng đừng nhổ răng sữa của con bạn trước thời điểm thay răng
theo qui luật. Nếu răng bị nhổ quá sớm, để một thời gian không có răng vừa ảnh hưởng đến tâm lý của bé, khả năng ăn nhai; vừa làm xương hàm và lợi không phát triển và răng vĩnh viễn sẽ mọc chậm bất thường. Lợi không răng để lâu ngày co khít lại sẽ gây đâu đớn cho bé khi răng vĩnh viễn mọc.
Để mang lại kết quả tốt nhất khi nhổ răng cho trẻ em, các bậc phu huynh nên tìm hiểu thông tin kỹ càng, tìm đến trung tâm uy tín để chữa trị cho trẻ. Một trung tâm được cho là uy tín khi ở đó có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao.