VIÊM NƯỚU NỔI HẠCH LÀ GÌ?VIÊM NƯỚU NỔI HẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

VIÊM NƯỚU NỔI HẠCH LÀ GÌ?VIÊM NƯỚU NỔI HẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Ngày đăng: 04/05/2024 10:13 AM

    VIÊM NƯỚU NỔI HẠCH LÀ GÌ?VIÊM NƯỚU NỔI HẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

    Ngày đăng: 29/08/2022 09:17 AM

    1.Sưng nướu răng và nổi hạch cảnh báo bệnh gì?
     

    Nhiều người không khỏi hoang mang và lo lắng khi thấy nướu bị sưng tấy và nổi hạch. Và đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý viêm nhiễm trong khoang miệng. Cụ thể:

    1.1. Viêm nướu răng

    Nếu răng miệng không được vệ sinh kỹ càng, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh… cùng với môi trường nóng ẩm “lý tưởng” trong khoang miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm các mô nướu. Khi nướu bị viêm nhiễm, các hạch lympho  ở vị trí lân cận sẽ nổi lên để bảo vệ các mô nướu khỏi sự tấn công của vi khuẩn – tác nhân gây bệnh.

    1.2. Bệnh nha chu

    Các bệnh nha chu xảy ra khi tình trạng viêm nướu răng diễn biến theo chiều hướng xấu đi, nhiễm trùng nghiêm trọng. Bệnh nha chu có thể gây ra các hệ luỵ xấu như răng lung lay, gãy rụng…

    Không chỉ có sưng nướu răng và nổi hạch, người bệnh khi bị viêm nha chu còn gặp phải một số biểu hiện khác như: hôi miệng, chảy máu chân răng, tụt lợi, lộ chân răng, lợi mưng mủ/ dịch tiết…

    1.3. Mọc răng khôn
     

    Vì mọc sau cùng khi cả xương hàm và các răng còn lại đã phát triển hoàn chỉnh nên không còn chỗ đứng, dẫn đến tình trạng mọc chen lấn, xô đẩy, mọc ngầm… Khi răng khôn “cố ngoi lên” sẽ gây ra hiện tượng nướu bị tách ra hoặc tạo thành các kẽ hở với răng số 7. Thức ăn thừa bị mắc lại sẽ “thu hút” sự có mặt của vi khuẩn và gây ra viêm nhiễm, sâu răng… thậm chí là viêm răngáp xe răng và hoại tử răng.

    1.4. Viêm tủy răng

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng như là sang chấn, sâu răng, răng bị nhiễm độc (chì và thủy ngân)… Viêm tủy răng thường xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như: đau răng, lung lay chân răng, gặp trở ngại khi nhai nuốt, nướu sưng đỏ, nổi hạch… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm tủy răng có thể khiến răng bị thoái hóa và gãy rụng. 

    1.5. Sâu răng

    Các loại vi khuẩn Lactobacillus, Streptococcus và Actinomyces bùng phát chính là nguyên nhân làm phá hủy khoáng và mô cứng của răng, dẫn đến sâu răng. Khi chiếc răng bị sâu nghiêm trọng sẽ không chỉ khiến người bệnh sưng lợi và nổi hạch mà còn là những cơn đau nhức ê ẩm, ê buốt khi cắn, nhai…
     

    2. Viêm nướu răng nổi hạch có nguy hiểm không?
     

    Nha khoa Tulip

    Tuy nổi hạch là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm và để lại những hậu quả khôn lường, như:

    • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

    Khi nướu răng bị viêm, sưng to kèm theo tình trạng nổi hạch sẽ khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi, thường xuyên bị đau buốt, nhói tận óc khi ăn uống, cơ thể có thể bị sụt cân, sức khỏe bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm khiến hơi thở có mùi ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp.

    • Viêm nhiễm xương hàm

    Kéo dài thời gian điều trị sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sẽ phá hủy rất nhanh liên kết các mô mềm, xương hàm bị viêm nhiễm, hoại tử trầm trọng làm lây lan nhiễm trùng các răng kế cận, tốn nhiều chi phi và thời gian điều trị.

    • Nguy cơ mất răng

    Nướu bị sưng phồng sẽ tách dần ra khỏi chân răng, đồng thời viêm nhiễm nặng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phá hủy nhanh chóng toàn bộ các tổ chức nâng đỡ răng (bao gồm mô lợi dây chằng và xương ổ răng), răng không còn chỗ bám sẽ trở nên lung lay và rụng đi.

    • Nguy hại cho sức khỏe toàn thân

    Viêm nướu chuyển sang giai đoạn nha chu sẽ gây ảnh hưởng đến kiểm soát đường huyết dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, vi khuẩn theo đường máu xâm nhập vào các bộ phận bên trong sẽ gây ra viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấpcác bệnh lý về tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ…
     

    3. Khi bị sưng nướu và nổi hạch thì cần làm gì?
     

    Nha khoa Tulip

    Dưới đây là một số biện pháp vừa giúp cải thiện tình hình bệnh góp phần làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.

    • Súc miệng với nước muối ấm giúp kháng khuẩn, giảm sưng viêm.
    • Pha loãng mật ong và thoa nhẹ vào vị trí nướu bị sưng vì mật ong cũng có khả năng sát khuẩn và làm dịu vết sưng.
    • Uống trà gừng giúp sát trùng, kháng khuẩn, đồng thời làm giảm mùi hôi ở khoang miệng.
    • Bổ sung sữa chua hoặc men sống vào chế độ ăn để tăng cường các lợi khuẩn Probiotic cho cơ thể.
    • Thực hiện tốt chế độ chăm sóc răng miệng khoa học, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, cũng như phòng ngừa tình trạng bệnh tái phát

    Có thể nói, sưng nướu răng và nổi hạch đều là những dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nghiêm trọng về răng miệng. Người bệnh cần theo dõi kỹ các triệu chứng kèm theo để có cách điều trị phù hợp.

    Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, hoặc có xu hướng diễn tiến theo chiều hướng xấu đi thì phải đến gặp nha sĩ sớm nhất có thể. Bởi nếu để lâu, bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng đáng tiếc.

    Hãy liên lạc với chúng tôi theo hotiline : 0989 298 292

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng