Cà phê được xem là thức uống “quốc dân”, được hàng ngàn người Việt yêu thích. Tuy nhiên, liệu bọc răng sứ có uống cà phê được không lại là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều người. Hãy cùng Nha khoa Tulip tìm hiểu câu trả lời chính xác qua nội dung bài viết sau đây nhé!
1. Bọc răng sứ có uống cà phê được không?
Thực tế với các dòng răng toàn sứ cao cấp tại Tulip, nhiều khách hàng đã trải nghiệm và nói răng họ không có vấn đề gì với mảng bám từ trà, cà phê. Khách hàng tại Tulip luôn chăm sóc và vệ sinh răng miệng ngay sau khi uống cà phê nên vẫn giữ được độ trắng sáng và bền màu cho răng sứ
Theo các bác sĩ và chuyên gia, việc uống cà phê khi đã bọc răng sứ nên được hạn chế càng nhiều càng tốt. Lý do là cà phê chứa một hợp chất gọi là tannin, một loại polyphenol tự nhiên. Tannin có khả năng tương tác với các chất tạo màu trên bề mặt răng sứ.
Trong cà phê có chứa tannin nên nếu uống thường xuyên, trong thời gian dài thì sẽ làm mòn men răng, gây ảnh hưởng đến mão sứ sau khi phục hình. Đây là nguyên nhân hàng đầu làm giảm độ bền, tuổi thọ của răng sứ mà nhiều người gặp phải hiện nay.
Mặc dù các dòng răng toàn sứ cao cấp thường chống bám và không ngả màu theo thời gian nhưng bạn cũng không nên lạm dụng và sử dụng cà phê thường xuyên. Điều này có thể làm mất đi sự tự nhiên và độ trong, bóng của răng sứ.
Nếu bạn là một tín đồ của cà phê, bạn có thể thử một số biện pháp để hạn chế sự ảnh hưởng trực tiếp đến răng như sử dụng ống hút hoặc vệ sinh răng miệng ngay sau khi sử dụng cà phê.
2. Bọc răng sứ là gì? Tại sao bọc răng sứ nên hạn chế uống cà phê?
Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình răng được áp dụng rộng rãi trong nha khoa để cải thiện ngoại hình và chức năng của răng. Nó thường được sử dụng trong những tình huống như:
- Răng xỉn màu hoặc bị ố vàng.
- Răng bị nứt, vỡ hoặc hình dạng không đẹp.
- Răng thưa hoặc khấp khểnh nhẹ.
Quá trình bọc răng sứ thường bao gồm việc mài nhẹ đi 1 phần men răng tự nhiên để tạo không gian cho mão sứ. Mão sứ sẽ được chế tác phù hợp với kích thước khuôn hàm và hình dáng của khuôn mặt sau đó gắn lên răng bằng keo nha khoa.
Tuy nhiên, để răng có thể bền đẹp lâu nhất thì việc chăm sóc răng miệng sau bọc là cực kỳ quan trọng.
Việc bạn uống quá nhiều cà phê có thể ảnh hưởng ít nhiều đến màu sắc của răng sứ nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài. Bạn nên hạn chế cà phê, các chất kích thích, nước có ga và bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để răng sứ phục hồi tốt hơn.
3. Ngoài cà phê ra, còn thực phẩm nào bọc răng sứ nên hạn chế sử dụng không?
Ngoài cà phê, còn có nhiều thực phẩm và đồ uống khác mà bạn nên hạn chế hoặc tránh, nên vệ sinh răng miệng cẩn thận sau ăn uống vì chúng có thể ảnh hưởng đến màu sắc và bề mặt của răng sứ:
Rượu vang đỏ, nước có ga: Rượu vang đỏ và nước có ga có tính acid, có thể gây bào mòn bề mặt răng sứ, làm cho nó trở nên thô ráp và tạo điều kiện thuận lợi cho các chất tạo màu bám vào gây bào mòn bề mặt răng sứ và gây ố vàng
Nước sốt cà chua: Nước sốt cà chua có màu sáng và tính acid, có thể ảnh hưởng đến màu sắc của răng sứ.
Nước tương và giấm balsamic: Cả hai loại này đều sẫm màu và có tính acid, có thể gây bào mòn và làm mất màu răng sứ.
Thực phẩm chứa nhiều đường: Đường là nguồn thức ăn của vi khuẩn gây sâu răng, và hoạt động của chúng tạo ra acid. Acid có thể gây bào mòn màu sứ, làm mất màu răng.
Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Các thực phẩm có nhiệt độ cực đoan có thể kích thích cảm giác ê buốt ở răng sứ.
Trà: Giống như cà phê, trà cũng chứa tannin. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng thêm 2% sữa vào trà có thể giảm nguy cơ răng bị ố vàng, có lẽ do sữa chứa Casein – một loại Protein có khả năng bảo vệ răng.
Ngoài các loại thực phẩm và đồ uống, hãy cẩn trọng với việc hút thuốc lá, vì nó không chỉ có hại cho răng sứ mà còn đe dọa sức khỏe toàn bộ cơ thể.
4. Chế độ ăn uống khi bọc răng sứ nên bổ sung thực phẩm nào?
Để duy trì sự bền đẹp của răng bọc sứ và giúp răng sứ nhanh thích ứng với nướu, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng vào chế độ ăn uống hàng ngày:
Thực phẩm giàu canxi: Những thực phẩm như nước hầm xương, cá, tôm, cua, sữa chua và các loại hạt chứa nhiều canxi giúp cùi răng của bạn trở nên mạnh mẽ và cứng cáp hơn.
Thực phẩm mềm: Ăn thực phẩm mềm giúp giảm áp lực lên răng bọc sứ và răng thật của bạn, giúp chúng duy trì độ bền tốt hơn.
Rau xanh: Chất xơ có trong rau xanh có tác dụng làm sạch răng bọc sứ hiệu quả, giúp loại bỏ mảng bám và giữ vệ sinh sạch sẽ cho bề mặt răng.
Thức ăn đạm trắng: Thịt gà, cá, trứng và các thực phẩm đạm trắng khác không có màu sắc, giúp răng bọc sứ duy trì vẻ trắng sáng dài lâu.
Uống nhiều nước lọc: Nước lọc không có màu sắc, không chứa tannin hoặc acid, điều này giúp tránh nguy cơ ố vàng hoặc mất màu răng bọc sứ. Hơn nữa, việc uống nhiều nước lọc giúp tăng tiết nước bọt, giúp làm sạch răng bọc sứ và loại bỏ mảng bám còn sót lại trong khoang miệng.
5. Những mẹo nhỏ giúp hạn chế nhiễm màu từ cà phê sau khi bọc răng sứ
Nếu bạn vô tình là một tín đồ của cà phê và bạn cảm thấy buồn rầu khi bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế sử dụng cà phê? Vậy thì ngoài việc hạn chế ra, hãy thử thêm một số mẹo nhỏ để tránh sự ảnh hưởng của cà phê lên răng để thưởng thức món ngon yêu thích nhé.
Sử dụng ống hút uống cà phê: Để tránh tiếp xúc trực tiếp giữa cà phê và răng sứ, bạn có thể sử dụng ống hút khi uống cà phê. Điều này giúp giảm tiếp xúc của tannin trong cà phê với răng sứ, từ đó giảm nguy cơ xỉn màu răng sứ. Hãy nhớ đặt ống hút tiếp xúc với lưỡi, tránh để đầu ống chạm vào răng.
Súc miệng sau khi uống cà phê: Ngay sau khi uống cà phê, lượng tannin chỉ mới tiếp xúc với bề mặt răng sứ và chưa bám chặt. Bạn có thể súc miệng bằng nước thông thường hoặc nước súc miệng để loại bỏ tannin nhanh chóng và ngăn ngừa tình trạng xỉn răng sứ sau khi uống cà phê. Tuyệt đối không để tannin ở trên răng quá lâu, vì nó có thể gây ố đen răng. Bạn cũng có thể sử dụng đồ cạo lưỡi để làm sạch cà phê bám trên bề mặt lưỡi tránh hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Đảm bảo răng miệng của bạn luôn sạch sẽ bằng cách chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch sâu các mảng bám từ cà phê.
Ngoài ra, cạo vôi cho răng sứ định kỳ khoảng 1-2 lần mỗi năm tại nha khoa giúp loại bỏ các mảng bám trên răng sứ, giữ cho răng sứ luôn trắng sáng và không bị nhiễm màu từ cà phê.
Hi vọng với những thông tin được cung cấp ở trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc "Bọc răng sứ có uống cà phê được không". Hãy chăm sóc răng miệng đúng cách để răng miệng luôn khỏe mạnh và có một nụ cười đầy rạng ngời nhé! Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với Nha khoa Tulip theo địa chỉ dưới đây để được Bác sĩ tư vấn cụ thể nhé !
NHA KHOA TULIP
-
Hotline : 098 929 8292 - 0937 10 2346
-
Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh