Răng sữa là gì?
Răng sữa còn được gọi là răng trẻ em. Đây chính là những chiếc răng đầu tiên xuất hiện trên hàm của trẻ. Một bộ răng sữa hoàn chỉnh sẽ có 20 cái và bắt đầu mọc từ khi trẻ được 6 tháng tuổi đến khoảng 2 tuổi rưỡi. Quá trình mọc răng sữa thường theo một trình tự cụ thể và mọc đối xứng theo cung răng.
Các đặc điểm của răng sữa
Những chiếc răng sữa của trẻ thường có màu trắng đục, trông có vẻ “mập” hơn so với răng vĩnh viễn do chiều ngang răng luôn lớn hơn so với chiều cao. Ngoài ra, răng sữa có nhiều chân, dài, mảnh và dang rộng nên quá trình nhổ răng rất dễ bị gãy.
So với răng vĩnh viễn, men răng và ngà răng sữa mỏng hơn. Chính vì vậy mà giai đoạn này trẻ rất dễ bị sâu răng. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến tủy và răng vĩnh viễn ở phía trên.
Răng sữa bị thưa có ảnh hưởng gì không?
Răng sữa nhỏ và ít hơn răng vĩnh viễn (người lớn phải có 32 chiếc, bao gồm cả răng khôn), nên có thể sẽ có khoảng trống xuất hiện giữa chúng. Vấn đề này khiến các bậc cha mẹ băn khoăn không biết liệu những khoảng trống trên răng của trẻ có ý nghĩa gì không và liệu điều này có nghĩa là những đứa trẻ có răng thưa của họ sẽ phát triển trở thành những thanh thiếu niên và người lớn có răng thưa?
Khi những chiếc răng đầu tiên của trẻ bắt đầu nhú ra khỏi nướu, việc các khoảng trống xuất hiện ở bộ răng sữa được coi là khá bình thường. Ở khoảng 40% trẻ em. Khoảng cách này không gây ra vấn đề gì – trên thực tế, những khoảng trống này tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn trưởng thành có chỗ để mọc vào và giúp răng vĩnh viễn của người trưởng thành có thể sẽ không bị chen chúc, giúp giảm bớt nhu cầu niềng răng tốn kém.”
Tuy nhiên, một số trẻ lớn lên với một khoảng trống đáng kể giữa các răng vĩnh viễn của chúng, mặc dù điều này không phổ biến lắm.
Lưu ý: Với tất cả khoảng trống này giữa các răng, nhiều bậc cha mẹ có thể cảm thấy rằng họ có thể không dùng chỉ nha khoa và chỉ cần đánh răng. Tuy nhiên, các nha sĩ khuyên rằng nên bắt đầu dùng chỉ nha khoa sớm, đặc biệt là giữa các răng hàm phía sau.
Lý do gây ra hiện tượng răng sữa mọc thưa ở trẻ em
Do răng sữa có mô răng khá mỏng, bề ngang của răng nhỏ và men răng ít nên gây ra tình trạng răng sữa mọc thưa. Ở một vài trường hợp, lúc đầu răng sữa của trẻ mọc khít nhau rất đẹp. Nhưng do thời gian này trẻ lớn nhanh, xương hàm phát triển mạnh, mở rộng cả chiều dài và độ rộng nên các răng sữa có thể bị thưa ra.
Ngoài ra, răng sữa mọc thưa có thể là do tật đẩy lưỡi của trẻ hoặc trẻ bị sâu răng, bệnh nha chu gây ra hiện tượng mòn răng, tiêu xương… Lúc này răng sữa sẽ bị nhỏ đi hoặc di chuyển do lực từ các mô lân cận. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra khoảng trống giữa các răng sữa ở trẻ nhỏ.
Có nên điều trị răng sữa mọc thưa sớm cho trẻ hay không?
Theo các nha sĩ ,trong giai đoạn trước 6 tuổi, răng miệng của trẻ còn yếu ớt để chỉnh nha. Bên cạnh đó, khung xương hàm của trẻ sẽ phát triển to và rộng hơn. Nếu như chúng ta tiến hành can thiệp chỉnh nha vào thời điểm này thì sẽ không phù hợp và sẽ không mang lại hiệu quả cao. Bởi nếu khắc phục được thì chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng răng sữa mọc thưa lại tiếp tục tiếp diễn.
Hơn nữa, vì trẻ còn nhỏ tuổi, nếu nha sĩ không cẩn thận có thể gây tổn thương cho răng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu bạn quá lo lắng thì hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe răng miệng của trẻ và phát hiện sớm những sai lệch và tìm cách điều trị kịp thời.
Trong giai đoạn này, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng cẩn thận tại nhà giúp trẻ phòng tránh những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu nhằm tạo ra một môi trường lý tưởng để răng vĩnh viễn mọc đẹp, đều và đầy đủ.
Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ thay răng vĩnh viễn nhưng vẫn bị thưa, dù không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng nó có thể làm giảm tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Ngoài ra, nếu trẻ không chăm sóc răng miệng cẩn thận thì tỷ lệ bị sâu răng là rất cao. Đây mới chính là lúc cần thiết để bạn thực hiện chỉnh nha cho con.
Khi nào nên niềng răng cho trẻ?
Có một thực tế hiện nay là nhiều phụ huynh thường để trẻ thay hết răng sữa thì mới bắt đầu đưa con tới nha sĩ. Đồng nghĩa với việc bố mẹ đã bỏ lỡ “thời điểm vàng” để giúp trẻ có một hàm răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn cùng trải nghiệm nhẹ nhàng khi niềng răng.
Với câu hỏi khi nào niềng răng cho trẻ thì các bác sĩ chỉnh nha khuyên răng nên niềng răng càng sớm càng tốt. Bác sĩ chỉnh nha khuyến cáo rằng việc trẻ gặp tình trạng răng hô, thưa, móm, khấp khểnh… mà không được thực hiện niềng răng sớm có thể gặp phải tình trạng cắn chéo vùng răng cửa, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến cắn chéo do xương, lệch mặt khi có lệch chức năng.
Thực tế, nếu trẻ bị sai lệch 1 vài răng thì việc điều trị sớm sẽ cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, những thói quen xấu như mút tay, cắn bút, đẩy lưỡi… của trẻ sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều chỉnh kịp thời.
Việc không niềng răng sớm cho trẻ sẽ gây nên tình trạng cắn chéo vùng răng cửa, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến cắn chéo do xương, lệch mặt khi có lệch chức năng.
Một số bất hài hòa về phát triển xương hàm, vẩu móm, phát hiện sớm có thể tác động vào quá trình tăng trưởng, từ đó hướng dẫn tăng trưởng, có thể giảm mức độ trầm trọng trong giai đoạn chỉnh nha toàn diện.
Theo hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ (ADA), trẻ 6 tuổi là thời điểm thích hợp để khám điều trị niềng răng. Đây là thời gian răng vĩnh viễn bắt đầu thay thế răng sữa. Răng sữa sẽ đóng vai trò giữ khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Ở giai đoạn này, trẻ đã thể hiện khuynh hướng phát triển răng. Do đó việc răng mọc lệch lạc với xương hàm nên cần phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.
Có thể chia làm 2 giai đoạn chính để niềng răng cho trẻ em hiệu quả:
+ Giai đoạn trẻ từ 6 – 12 tuổi
Giai đoạn này răng của trẻ đang phát triển, những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên như răng hàm lớn trong cùng, răng cửa hàm trên và răng cửa hàm dưới. Nếu bố mẹ thấy răng trẻ bất thường thì nên đưa tới gặp bác sĩ chỉnh nha sớm để kiểm tra răng ngầm hay thiếu răng bẩm sinh.
Đồng thời bác sĩ sẽ theo dõi răng hỗn hợp của trẻ nhằm mục đích dự phòng, can thiệp, sửa chữa những sai lệch, tạo khoảng xương hàm hợp lý cho các răng vĩnh viễn sắp mọc. Các vấn đề thường gặp như khớp cắn sâu, chéo, xương hàm lệch lạc cũng được loại bỏ bằng các khí cụ chỉnh nha tiền chức năng.
+ Giai đoạn từ 12 – 18 tuổi
Đây là giai đoạn tốt nhất để thực hiện chỉnh nha, lúc này bạn sẽ không phải nhổ răng vĩnh viễn như răng 4. Ngoài ra, việc nắn chỉnh răng vào thời điểm này cũng dễ dàng cho việc nắn chỉnh răng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất và rút ngắn thời gian điều trị.
Khi được chỉnh nha vào đúng độ tuổi, trẻ sẽ dễ dàng giữ được kết quả chỉnh nha, mà không cần phải đeo hàm duy trì kết quả chỉnh nha khi trưởng thành. Xương hàm, răng và lợi của trẻ trong thời gian này vẫn tiếp tục phát triển trong một vài năm sau khi đã kết thúc niềng răng. Vì thế, khi trẻ đã có khớp cắn bình thường, cha mẹ vẫn cần tiếp tục theo dõi sự phát triển răng miệng của trẻ.