1. Điều trị tủy là gì?
Điều trị tủy là 1 phương điều trị nhằm loại bỏ những chiếc răng bị tổn thương do sự xâm nhập của vi khuẩn (từ sâu răng hay nướu xung quanh răng) hoặc do chấn thương sẽ gây ra những cơn đau nhức khó chịu, sưng hay nhiễm trùng. Các tình trạng này khi đã lan đến tủy khiến cho viêm tủy, chết tủy, không thể hồi phục. Lúc này chúng ta cần điều trị tủy răng để bảo vệ răng khỏi bị tái nhiễm trùng và giữ lại răng thật.
Mô hình tủy răng
2. Khi nào bạn cần điều trị tủy
Điều trị tủy có đau không hay điều trị tủy răng có đau không? Trước khi trả lời câu hỏi chữa viêm tủy răng có đau không, cùng tìm hiểu khi nào cần chữa tủy răng:
Tủy răng là phần sâu bên trong thân răng với cấu tạo gồm các mô mềm, dây thần kinh và mạch máu. Một hàm răng khỏe mạnh có các lớp men và lớp ngà răng bảo vệ tủy răng khỏi bị nhiễm trùng.
Viêm tủy răng xảy ra khi các lớp bảo vệ này bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng gây nhiễm trùng. Nguyên nhân gây viêm tủy răng thường có xuất phát điểm là vi khuẩn gây sâu răng lâu ngày không điều trị.
Có 2 dạng viêm tủy răng : Viêm tủy răng cấp 1 (có thể hồi phục – reversible pulpitis) là các trường hợp viêm nhẹ. Lúc này, răng nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng, lạnh, đồ ăn ngọt và cứng. Tuy nhiên, tủy răng vẫn đủ khỏe mạnh để chữa trị. Cơn đau do viêm tủy nhẹ thường ngắn, nhẹ hơn và chỉ xảy ra khi ăn uống.
Viêm tủy răng cấp 2 (không thể hồi phục – irreversible pulpitis) là tình trạng viêm nặng gây đau nghiêm trọng. Lúc này, vi khuẩn đã xâm lấn sâu làm viêm tủy. Trong những trường hợp này, điều trị lấy tủy răng là cần thiết.
3. Sau khi điều trị tủy cần lưu ý những gì?
Vì những răng sau khi đã điều trị tủy răng sẽ yếu hơn các răng còn lại nên cần chế độ chăm sóc phù hợp như:
-
Chế độ ăn uống phù hợp: Không nhai thức ăn quá cứng hoặc quá nóng hoặc lạnh, không sử dụng các loại chất kích thích, đồ uống có ga để tránh làm tổn hại đến lớp trám răng; Không ăn thức ăn quá chua gây hại đến men răng.
-
Tránh sử dụng răng đã lấy tủy để nhai nhiều
-
Tránh làm mòn răng đã điều trị tủy bằng cách sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm
-
Khi đánh răng nên nhẹ nhàng và đúng cách
-
Ngoài ra, nếu sau khi điều trị tủy răng vẫn còn cảm thấy đau nhức, viêm nhiễm mưng mủ thì nên đến nha sĩ để kiểm tra lại.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây chắc các bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi “Điều trị tủy và những lưu ý sau khi điều trị tủy” . Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám Nha Khoa Tulip để Bác sĩ được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.
NHA KHOA TULIP
- Hotline : 098 929 8292 - 0972 714 340
- Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai ,Phường 1,Q.Tân Bình ,Tp.Hồ Chí Minh