Khớp cắn hở là gì?
Khớp cắn hở là một tình trạng bị sai lệch khớp cắn khi nhóm răng trước của hai hàm không thể chạm tới nhau. Bạn sẽ có một khoảng hở ở phía trước nhìn rất mất tính thẩm mỹ, còn ảnh hưởng cho việc ăn nhai cực kỳ khó khăn.
Có 2 loại khớp cắn hở:
- Cắn hở trước: Là tình trạng nhóm răng cửa hàm trên không thể chạm vào nhóm răng cửa hàm dưới.
- Cắn hở sau: Là tình trạng nhóm răng hàm và răng tiền hàm không thể chạm vào nhau khi khép miệng.
Nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khớp cắn hở
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng khớp cắn hở. Bạn nên tìm hiểu về vấn đề này để biết cách phòng tránh hoặc khắc phục, từ đó có được hàm răng chắc khỏe, đều, đẹp.
Cụ thể khớp cắn hở có thể hình thành do những yếu tố sau:
Do di truyền: Yếu tố di truyền của gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của răng xương và hệ thống chức năng ở mũi, miệng. Nhiều trường hợp ông bà, bố mẹ bị khớp cắn hở nên con cái sinh ra cũng mắc phải tình trạng tương tự.
Do khiếm khuyết cấu trúc xương: Khớp cắn không khớp cũng có thể xảy ra khi xương hàm trên và hàm dưới bị hẹp hoặc lõm. Dẫn đến việc không thể tạo thành khớp cắn hoàn chỉnh.
Do thói quen xấu từ nhỏ: Việc thường xuyên mút tay, đẩy lưỡi, ngậm núm vú giả kéo dài, cắn bút, nghiến răng khi ngủ,… trong quá trình thay răng, răng chưa phát triển khiến 2 hàm không thể đóng chặt và gây ra tình trạng hở.
Các bệnh lý về răng miệng: Một số bệnh lý như rối loạn khớp thái dương hàm, răng khấp khểnh, thiếu canxi hoặc sứt mẻ do chấn thương có thể khiến răng và hàm phát triển bất thường, làm tăng nguy cơ hở khớp cắn.
Dấu hiệu đặc trưng của khớp cắn hở
Để nhận biết rõ hơn về hiện tượng khớp cắn hở, chúng ta tìm hiểu một số dấu hiệu điển hình dưới đây:
Răng cửa ở hàm trên và dưới không thể chạm vào nhau dù ở trạng thái khép miệng hoàn toàn.
Phần cung răng cửa của hàm trên có dạng chữ V.
Người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn nhai, thậm chí cảm thấy đau và buốt khi ăn.
Hàm răng trở nên lộn xộn hơn, một số trường hợp răng cửa hàm trên có thể ngả về phía trước.
Đối tượng bị khớp cắn hở mức độ nặng thường bị vẩu, đó chính là lý do đường nối ở trán - mũi – cằm bị gấp khúc.
Bệnh nhân khớp cắn hở gặp trở ngại khi phát âm, nói ngọng, không rõ.
Khớp cắn hở gây ảnh hưởng như thế nào?
Sai khớp cắn có nhiều loại, tuy nhiên các chuyên gia đánh giá khớp cắn hở là tình trạng đáng lo ngại nhất vì không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn cản trở quá trình ăn uống và tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe, có thể kể đến như:
Làm mất tính thẩm mỹ của khuôn mặt: Khi bị sai khớp cắn, các răng không chạm vào nhau khi khép miệng, răng bị hở dẫn đến lộ phần lưỡi. Một số trường hợp khớp cắn hở nặng nên răng bị vẩu, khi đó bạn sẽ cảm thấy tự ti khi giao tiếp, nói chuyện.
Cản trở giao tiếp: Không chỉ gây mất thẩm mỹ mà khớp cắn hở còn cản trở giao tiếp. Những người gặp tình trạng này thường phát âm không chuẩn hoặc gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình nói chuyện, khuôn miệng thường bị méo, lệch, tăng nguy cơ nói ngọng, nói lắp.
Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai: Nếu các răng không thể tiếp xúc với nhau khi bạn khép miệng, đồng nghĩa rằng thức ăn không được nhai, nghiền nát, bạn cảm thấy mỏi ở phần xương hàm, đồng thời răng phải chịu áp lực lớn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng mòn răng, tăng nguy cơ gãy, rụng.
Dễ bị bệnh răng miệng: Khi răng lộn xộn, không được khép kín, bạn sẽ khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Lúc này, các vi khuẩn có điều kiện tấn công, phát triển để gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, nguy hiểm hơn còn gây chết tủy răng, đau thái dương hàm và mất răng.
Gây bệnh về đường tiêu hóa: Như đã nói, khớp cắn hở khiến thức ăn không được nghiền nát như bình thường. Khi thức ăn được đưa xuống bụng, dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, dịch vị tiết nhiều acid hơn để tiêu hóa, chuyển hóa dưỡng chất. Đây chính là lý do người bị sai khớp cắn có nguy cơ cao bị bệnh về tiêu hóa như đau bao tử, viêm loét dạ dày,...
Phương pháp điều trị khớp cắn hở hiệu quả nhất
Để điều trị khớp cắn hở hiệu quả, người bệnh cần phải xác định được nguyên nhân dẫn đến khớp cắn bị hở là do đâu. Bởi tùy theo tình trạng và nguyên nhân, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp, giúp điều chỉnh khớp cắn chuẩn hàm răng thẳng đều.
♦ Điều trị dự phòng
Phương pháp này áp dụng cho những trẻ có thói quen xấu ở miệng tuy nhiên chưa gây ra những sai lệch trên khớp cắn. Mục đích kiểm soát thói quen xấu của trẻ đẻ giúp răng mọc ở vị trí bình thường.
♦ Niềng răng thẩm mỹ
Niềng răng khớp cắn hở được xem là một trong những biện pháp hiện đại, được nhiều người ưu tiên áp dụng khi gặp hiện tượng sai khớp cắn. Niềng răng được hiểu là việc sử dụng khí cụ chỉnh nha chuyên dụng như mắc cài hoặc khay niềng trong suốt nhằm mục đích giúp ôm sát cung răng và tác động lực để di chuyển các răng cắn hở về đúng vị trí.
♦ Làm răng sứ
Đây là phương pháp điều trị nhanh chóng và đem lại tính thẩm mỹ cao. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện mài chỉnh bên ngoài của những chiếc răng cắn hở, sau đó gắn mão sứ lên trên.
Quá trình bọc răng sứ phải được kiểm soát nghiêm ngặt và chặt chẽ bởi những bác sĩ có tay nghề cao nhằm đảm bảo tỷ lệ cần phải mài răng ở mức thấp nhất, tránh xâm lấn quá nhiều đến cấu trúc răng thật. Từ đó, mang lại cho bệnh nhân một nụ cười tự tin, rạng rỡ sau khi điều trị.
♦ Phẫu thuật hàm
Với những trường hợp bệnh nhân đã qua giai đoạn phát triển của xương, răng, đồng thời tình trạng sai lệch khớp cắn trở nên nghiêm trọng, gây biến dạng khung xương mặt, ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ sẽ được bác sĩ khuyến khích áp dụng phương pháp phẫu thuật. Cụ thể hình thức phẫu thuật thường dựa vào mức độ bệnh, tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
Có không ít trường hợp phải kết hợp giữa phẫu thuật và chỉnh nha mới đạt được hiệu quả như mong muốn, khắc phục tình trạng khớp cắn hở, trả lại cho bệnh nhân hàm răng đều, đẹp.
Hi vọng với những thông tin được cung cấp ở trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc "Khớp cắn hở là gì? Cách điều trị khớp cắn hở". Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.
NHA KHOA TULIP
- Hotline : 098 929 8292 - 0937 10 2346
- Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh