LẤY VÔI RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?CÓ GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?

LẤY VÔI RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?CÓ GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?
Ngày đăng: 04/05/2024 09:34 AM

     

    Vôi răng được hình thành từ đâu?



    Vôi răng được hình thành từ các mảnh vụn thức ăn tích tụ lâu ngày ở trên kẽ răng. Theo thời gian những mảng bám này sẽ bị vôi hóa và tạo thành vôi răng. Đây chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn hình thành và phát triển. Bởi vậy việc cạo vôi răng chính là cách để phòng tránh các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, hôi miệng… 



                                              Mảng bám hình thành do lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ

    Lấy vôi răng có đau không?

     

     

    Lấy vôi răng có đau không là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân trước đây bởi việc sử dụng các dụng cụ nha khoa thô sơ tác động trực tiếp đến bề mặt răng và nướu gây nên những tổn thương cho răng miệng. Đã có không ít bệnh nhân cảm thấy ê buốt răng sau một thời gian dài lấy cao răng. Tuy nhiên ngày nay, với công nghệ nha khoa hiện đại, việc lấy cao răng vô cùng nhanh chóng, không gây bất cứ tổn thương nào nếu thực hiện tại nha khoa uy tín. 





                                                                                                           Lấy vôi răng với máy rung siêu âm

     

     

    Lấy vôi răng có ảnh hưởng gì không? 

     

     

    Lấy vôi răng là quá trình sử dụng các dụng cụ nha khoa với mục đích làm sạch các mảng bám cứng đầu trên răng, giúp phòng tránh tình trạng hình thành vôi răng và các bệnh lý nha khoa nguy hiểm do vôi răng gây ra.

     

     

    Tuy nhiên, việc lạm dụng lấy vôi răng quá nhiều do lấy vôi răng thường xuyên và không đúng kỹ thuật sẽ gây nên tình trạng chảy máu chân răng cũng như nhiều tổn thương khác. Nha sĩ khuyến cáo bạn chỉ nên lấy vôi răng đúng theo định kỳ giúp răng miệng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Cụ thể:

     

     


    • Lấy vôi răng 6 tháng/lần với trường hợp vệ sinh răng miệng tốt, ít vôi răng.

    • Với những người thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê, bia rượu, vệ sinh răng miệng kém… dễ tích tụ các mảng bám thì nên lấy vôi răng 3 – 4 tháng/lần.





                                                                                                          Quy trình lấy vôi răng


    •  

     

     

    Những lưu ý khi lấy vôi răng

     Với trẻ em dưới 10 tuổi

     

     

    Khi trẻ còn quá nhỏ, răng sữa chưa rụng hết, răng vĩnh viễn đang trong giai đoạn hình thành nên việc lấy cao răng, rung lắc và sử dụng các bước sóng sẽ khiến răng mới nhú mọc lệch. Lời khuyên là trẻ em dưới 10 tuổi nên vệ sinh răng miệng bằng các dụng cụ chuyên dụng hoặc giảm cường độ rung lắc khi lấy vôi răng. 

     

     

    Người có bệnh lý răng miệng

     

     

    Với những người có tình trạng răng sâu, viêm tủy,… việc lấy vôi răng có thể gây đau nhức, chảy máu. Do răng miệng đã bị tổn thương thì không thể tránh đau nhức được, đặc biệt khi lấy vôi răng.

     

     

    Phụ nữ có thai

     

     

    Việc lấy vôi răng trong thời kỳ mang bầu vẫn là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì nên thực hiện lấy cao răng vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng thứ 4,5,6) và tránh 3 tháng đầu, 3 tháng cuối để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe mẹ và bé!

     

     

     

     

     

     

     

     

    ​​​​​​                                                                    

     

     

     

     

     




     

     

     

     

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng