1. PHỤ NỮ MANG THAI CÓ TRÁM RĂNG ĐƯỢC KHÔNG?
Trong giai đoạn mang thai, lượng canxi trong cơ thể rất dễ bị suy giảm, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, việc mẹ bầu thèm những món ăn ngọt hoặc chua nhiều hơn mức bình thường, khiến cho môi trường PH trong khoang miệng thay đổi, làm đảo lộn khả năng tự bảo vệ của răng, khiến răng dễ bị sâu hơn.
Răng sâu và gây đau nhức, khó chịu khiến nhiều chị em muốn điều trị dứt điểm nhưng lại băn khoăn có bầu có trám răng được không? Câu trả lời là có thể, nếu có chỉ định từ bác sĩ nha khoa. Một phần là do kỹ thuật trám răng nha khoa khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng và có thể không cần sử dụng thuốc tê, nên phụ nữ mang thai vẫn thực hiện được.
Tuy nhiên, để biết rõ được tình trạng của bạn có trám răng thẩm mỹ khi mang bầu được không thì phải đến cơ sở nha khoa uy tín và được bác sĩ thăm khám để đánh giá xem sức khỏe của bạn có đạt yêu cầu để trám răng hay không.
2. MỘT SỐ LƯU Ý KHI TRÁM RĂNG KHI MANG THAI
Có bầu có nên trám răng hay không? có thể dựa vào những tiêu chí sau đây để cân nhắc trước khi thực hiện:
- Giai đoạn mang thai:
Khi mang thai mà muốn trám răng sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn thời điểm thích hợp để điều trị, nhằm đảm bảo quá trình trám răng diễn ra an toàn và hiệu quả. Như đã nói ở trên, bà bầu hoàn toàn có thể trám răng được, tuy nhiên không phải giai đoạn nào trong quá trình mang thai các mẹ bầu cũng có thể trám răng.
Các chuyên gia nha khoa cho biết, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 của thai kỳ là giai đoạn thích hợp nhất để phụ nữ mang thai có thể trám răng. Bởi vì đây là giai đoạn thai nhi phát triển ổn định và thích nghi với cơ thể mẹ, do đó mẹ cũng sẽ dễ chịu hơn và có thể chịu đựng được các tác động vào răng miệng. Vì vậy, nếu muốn biết chính xác giai đoạn mang thai của mình có thể trám răng được không thì bạn hãy đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
- Vật liệu trám cho mẹ bầu
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu trám răng khác nhau, vì vậy sẽ đem lại cho người dùng những ưu, nhược điểm và độ bền khác nhau như: Composite với ưu điểm là tính thẩm mỹ cao, vô cùng an toàn cho cơ thể của mẹ bầu. Tuy nhiên, tuổi thọ của Composite chỉ kéo dài khoảng 2 đến 3 năm và thường được sử dụng để trám răng cửa. Amalgam có khả năng chịu lực rất cao và có độ bền lâu hơn so với Composite nhưng tính thẩm mỹ thấp nên nó thường dùng cho các răng hàm.
Lưu ý: Tuy nhiên, Amalgam là loại vật liệu trám răng không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai vì chất liệu này chứa nhiều loại kim loại, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.
- Lựa chọn nha khoa
Điều quan trọng nhất để trám răng khi mang bầu có an toàn và hiệu quả hay không chính là: cơ sở nha khoa bạn chọn có uy tín, chất lượng và tay nghề bác sĩ có cao hay không. Nếu như sử dụng vật liệu trám có độ bền cao nhưng kỹ thuật của bác sĩ không tốt và gây sai sót thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ và bé.
- Chăm sóc răng miệng:
Sau khi trám răng, các mẹ bầu hãy cố gắng chăm sóc răng miệng thật kỹ sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là hạn chế những món ngọt và chua, vì nó chứa nhiều axit gây hại cho men răng. Bên cạnh đó, bạn đừng nên ăn những thức ăn cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh vì điều này sẽ làm miếng trám dễ bong tróc và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào ổ răng, gây sâu răng trở lại.
Nếu bạn đang gặp tình trạng sâu răng nhưng vẫn còn băn khoăn “Có bầu có trám răng được không?'' thì hãy đến Nha khoa Tulip, để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị cụ thể cho tình trạng của bạn nhé.
NHA KHOA TULIP
Hotline : 098 929 8292 - 0931 776 766
Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh.