TRÁM RĂNG XONG BỊ NHỨC PHẢI LÀM SAO?

TRÁM RĂNG XONG BỊ NHỨC PHẢI LÀM SAO?
Ngày đăng: 02/12/2024 11:06 AM

    Hiện tượng răng trám bị nhức do đâu?

    Sau khi trám răng, nhiều người bị đau nhức hoặc ê buốt. Đây là điều hoàn toàn bình thường vì thuốc tê mới chỉ hết tác dụng và vật liệu trám chưa thích nghi hoàn toàn với răng.

    Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy đau nhức sau 3 – 4 ngày, đó có thể là dấu hiệu cho thấy miếng trám vẫn chưa ổn định trên răng của bạn.

    Sau khi trám răng bị đau nhức, ê buốt kéo dài xuất phát chủ yếu từ việc kỹ thuật của bác sĩ, vật liệu hàn trám sử dụng. Theo đó, răng bị nhức sau khi trám xong thường là răng sâu chưa điều trị triệt để, tủy răng viêm chưa chữa khỏi, dây thần kinh bị kích thích, phản ứng với vật liệu trám, miếng trám bị hở và chăm sóc răng miệng không cẩn thận.

    Nguyên nhân gây đau nhức do trám răng

    Hiện tượng đau nhức sau khi trám răng có thể do các nguyên nhân sau:

    Đau răng sau khi trám xong 

    Như đã đề cập, sau khi thuốc tê hết tác dụng thì bệnh nhân có thể cảm thấy răng hơi nhạy cảm và ê buốt ở phần nướu. Đồng thời, lúc này vật liệu trám chưa ổn định và chưa tương thích với răng nên khi ăn nhai, đặc biệt là với những món ăn quá nóng, lạnh, cay,… nên xảy ra hiện tượng ê buốt khó chịu ở răng. 

    Do ngưỡng chịu đau ở mỗi người là khác nhau nên một số người sẽ cảm thấy bị đau nhức. Tuy nhiên, tình trạng này tự thuyên giảm sau 1 – 2 tuần sau khi trám răng.

    Răng trám lâu ngày bị nhức

    Nếu trám răng lâu năm bỗng nhiên bị đau nhức thì có thể do các nguyên nhân dưới đây:

    Miếng trám nằm quá cao: Nếu miếng trám quá cao so với răng thì có thể tăng áp lực khi cắn. Điều này khiến người bệnh bị đau và ê buốt sau khi trám kéo dài.

    Dị ứng với vật liệu trám: Một số bệnh nhân có cơ địa dị ứng với vật liệu trám, đặc biệt là amalgam. Khi đó, người bệnh không chỉ bị đau nhức răng mà còn sưng và viêm mô nướu.

    Viêm tủy: Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm sâu bên trong răng, gây cảm giác đau nhức và ê buốt. Hiện tượng này ít gặp khi vết trám nhỏ, nhưng có thể gặp phải khi trám răng bị nứt/gãy, lỗ sâu răng lớn, răng đã trám nhiều lần hoặc thực hiện thủ thuật khác.

    Miếng trám bị vỡ: Trám răng thường tồn tại nhiều năm nhưng không mãi mãi. Sau thời gian dài trám răng, miếng trám có thể bị vỡ khiến người bệnh bị đau nhức và ê buốt.

    Dây thần kinh bị kích thích: Lớp men răng có tác dụng bảo vệ dây thần kinh của răng. Tuy nhiên, miếng trám (đặc biệt là miếng trám sâu) có thể chạm đến các đầu dây thần kinh và gây cảm giác đau nhức, khó chịu.

    Cách làm giảm cơn đau khi bị đau nhức do trám răng

     Cách trị nhức răng sau khi trám tại nhà

    Nếu răng trám bị đau nhức, ê buốt nhưng bạn chưa thể tới gặp bác sĩ ngay được thì có thể giảm cơn đau theo một số phương pháp sau.

    • Dùng đá chườm lên khu vực răng trám để giảm cơn đau: Đá lạnh sẽ giúp làm giảm lượng máu đến khu vực đang bị ảnh hưởng và tê liệt tạm thời dây thần kinh xung quanh, nên cơn đau sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.
    • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (acetaminophen hoặc ibuprofen): Việc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen có thể giúp giảm đau răng tạm thời trong trường hợp đau răng nhẹ hoặc vừa phải. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ giúp giảm đau tạm thời mà không xử lý được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

    Chú ý:  Sau khi dùng thuốc mà tình trạng đau nhức không thuyên giảm thì nên tới gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra kỹ hơn.

    Chữa đau răng sau khi trám tại nha khoa

    Tại các phòng khám nha khoa, bác sĩ sẽ dựa vào từng nguyên nhân cụ thể khiến răng trám bị nhức mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Cụ thể như sau:

    • Nếu do miếng trám răng bị hở hoặc chưa điều trị sạch tủy bị viêm thì bác sĩ chụp X-quang để kiểm tra lại tình trạng viêm nhiễm. Sau đó, bác sĩ sẽ tháo miếng trám cũ, điều trị tủy và trám răng lại từ đầu.
    • Nếu do vật liệu hàn răng kém, bạn sẽ được tháo miếng trám răng cũ và thay thế bằng vật liệu mới có chất lượng tốt hơn. Đảm bảo vừa khít với răng thật và hạn chế tình trạng dẫn nhiệt gây ê buốt.
    •  Nếu do các bệnh lý nha chu, sâu răng thì bạn sẽ được kiểm tra tổng quát tình trạng miếng trám răng rồi điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng gây đau nhức.

    Hướng dẫn cách chăm sóc răng sau trám để hạn chế đau nhức

    Việc chăm sóc răng miệng sau trám răng rất quan trọng vừa giúp làm sạch hạn chế được các bệnh về răng miệng vừa giúp cho tuổi thọ của vết trám được kéo dài. Sau đây là hướng dẫn chăm sóc răng sau trám hữu ích dành cho bạn:

    Đánh răng hàng ngày: Trám răng xong bạn vẫn đánh răng bình thường để loại bỏ mảng bám, thức ăn còn mắc lại ở kẽ răng nhé. Các chuyên gia nha khoa cũng khuyến cáo, nên đánh răng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm, đúng độ tuổi để hạn chế tổn thương nướu và không làm mòn men răng.

    Sử dụng nước muối ấm để súc miệng: Sau khi ăn uống, bạn có thể dùng nước muối ấm để súc miệng giúp diệt khuẩn, làm sạch răng từ sâu bên trong. Nếu thức ăn mắc ở kẽ răng thì nên dùng chỉ nha khoa không nên dùng tăm hoặc các vật cứng sẽ làm bong vết trám.

    Hạn chế ăn thức ăn, đồ uống có chứa đường và axit: Để tuổi thọ của vết trám được chắc khỏe thì việc hạn chế các loại thực phẩm như đường, acid là điều cần thiết. Bên cạnh đó nên ăn đồ ăn mềm, lỏng tránh đồ ăn dai cứng tác động mạnh lên vùng răng trám. Loại bỏ các loại rượu, bia đồ uống có cồn, thuốc lá chất nicotine. 

    Làm theo chỉ dẫn từ bác sĩBạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn điều trị từ bác sĩ sau khi trám răng để tránh được nguy cơ nhiễm trùng, bong tróc vị trí trám và có thể duy trì kết quả tốt hơn. Một số trường hợp ngoại lệ răng bị đau nhức và ê buốt khi trám, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau

    Nhai thức ăn ở hàm không có răng trám: Khi mới trám răng xong, nếu vị trí trám ở bên trái thì bên nên nhai thức ăn ở bên phải, hạn chế nhai vào chỗ trám trong 1 tuần đầu tiên để miếng trám được cố định hoàn toàn. Không hạn chế nhai 100%, bạn vẫn nhai nhưng nhai nhẹ nhàng để có lấy lại cảm giác, tránh bị liệt hàm.

    Hi vọng với những thông tin được cung cấp ở trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc "Trám răng xong bị đau nhức phải làm sao". Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa. 

    NHA KHOA TULIP

    • Hotline : 098 929 8292 - 0937 10 2346 
    • Địa chỉ : 9/7 Phạm Văn Hai, Phường 1, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh 

     

    Nha khoa Tulip
    Tra cứu thông tin khách hàng